Ngân hàng và doanh nghiệp chuyển phát ứng dụng QR động trong thanh toán _kqbd armenia

Ứng dụng mã QR vào thanh toán không tiền mặt ngày càng phổ biến trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội tại Việt Nam,ânhàngvàdoanhnghiệpchuyểnphátứngdụngQRđộngtrongthanhtoán kqbd armenia đặc biệt với mã QR động - nhờ kết nối trực tiếp giữa hệ thống thanh toán của ngân hàng đến hệ thống quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp - đem đến nhiều lợi ích và an toàn hơn cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng. 

Sự bùng nổ thương mại điện tử tại Việt Nam những năm gần đây khiến hoạt động giao nhận đã trở nên quen thuộc với đông đảo người dùng. Và trải nghiệm thanh toán trong giao nhận ngày càng được nâng cấp với những phương thức mới, vừa tiện lợi, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Sử dụng mã QR động được xem là một bước tiến mới trong cách thức thanh toán không tiền mặt trong quá trình vận chuyển. 

 Thanh toán qua QR động giúp khách hàng có thêm trải nghiệm thanh toán tiện ích, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn nhờ ứng dụng công nghệ mới.

Mã QR được chia làm 2 loại là biến đổi (động) và cố định (tĩnh). Mã QR tĩnh chứa các thông tin mang tính vĩnh viễn giống như họ tên, ngày tháng năm sinh… và không thay đổi được. Còn mã QR động cho phép người tạo dễ dàng thay đổi nội dung thông tin chứa bên trong nhưng không thay đổi mã QR. Muốn làm được điều này, mã QR động phải có máy chủ kết nối mạng để xử lý thông tin khi có người sử dụng. Đồng nghĩa với việc dùng mã QR động đòi hỏi chi phí đầu tư hạ tầng và công nghệ nhiều hơn.

Theo J&T Express, việc thanh toán qua QR động giúp khách hàng có thêm trải nghiệm thanh toán tiện ích, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn nhờ ứng dụng công nghệ mới. Chỉ cần người dùng cài app của ngân hàng bất kỳ trên điện thoại khi thanh toán đơn hàng bằng cách quét mã QR động do J&T Express sinh ra, các thông tin như số tiền cần thanh toán, số tài khoản, thông tin đơn hàng… sẽ tự động hiển thị đầy đủ trên app, giúp J&T Express dễ dàng đối soát các thông tin và hạn chế tối đa nhầm lẫn có thể xảy ra do các thao tác nhập tay.

Đối với đơn vị giao nhận, việc thanh toán qua mã QR sẽ giúp thời gian xử lý vận đơn của nhân viên được rút ngắn, giúp tăng năng suất làm việc. Đặc biệt, tiền từ tài khoản của khách hàng được chuyển thẳng về hệ thống sẽ tránh các rủi ro nhầm lẫn hoặc mất mát khi shipper cầm nhiều tiền mặt trong người khi rong ruổi giao hàng cả ngày. J&T Express kỳ vọng giải pháp này cũng tiết kiệm được thời gian cho người bán, đồng thời góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt theo định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt bằng quét mã QR đã tăng 86% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu qua nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của hình thức này, với mức tăng của quý III/2022 là 62% về số lượng và 53% về giá trị so với quý II/2022, bao gồm cả giao dịch qua cổng thanh toán Payoo và thanh toán tại quầy qua Payoo POS.

Cụ thể trong từng lĩnh vực, các nhóm có tỉ lệ tăng trưởng thanh toán bằng QR mạnh nhất là nhóm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhóm thực phẩm, đồ uống (F&B) và nhóm công nghệ. Siêu thị tăng 68% về số lượng và 45% về giá trị so với quý trước. Riêng nhóm F&B tăng đến 79% về số lượng và 90% về giá trị. Thanh toán QR mảng Công nghệ thì bứt phá với giá trị giao dịch tăng gấp đôi ở các các phẩm điện thoại, laptop và tăng 50% với các sản phẩm liên quan điện máy.

Ở Việt Nam, thanh toán QR đang nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Các ngân hàng, tổ chức fintech trên thị trường đều là những đơn vị có tiềm lực, năng động và tham gia một cách tích cực vào công tác mở rộng thị trường, gia tăng điểm chấp nhận thanh toán. Khách hàng sử dụng dịch vụ đa phần là lớp người dùng hiện đại, dễ thích nghi và chấp nhận cái mới.

Cúp C2
上一篇:Khởi tố Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Bắc Kạn
下一篇:Tại sao các đời tổng thống Mỹ đều ngần ngại gặp lãnh đạo Triều Tiên?