(BDO)Đổi mới nội dung,ĐổimớinộidungphươngthứclãnhđạođốivớitổchứcĐảngởcơsởcủaĐảngbộhuyệnBắcTânUyêbenfica đấu với rio ave phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng, đó cũng chính là điều kiện để tổ chức cơ sở đảng thực hiện tốt chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị của Đảng ở cơ sở. Trong những năm qua (2015 – 2020), quán triệt và thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ huyện Bắc Tân Uyên đã triển khai nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo trong đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng gắn với sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đã đạt được những kết quả quan trọng, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho chặng đường phát triển tiếp theo.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Tân Uyên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Huyện Bắc Tân Uyên được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Tân Uyên theo Nghị quyết số 136/NQ-CP, ngày 29-12-2013 của Chính phủ, diện tích tự nhiên của huyện là 40.087,86 ha, dân số là 64.356 nhân khẩu, trong đó bao gồm 6.286 nhân khẩu tạm trú là lao động nhập cư.
Vị trí địa lý của huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Bàu Bàng; phía Nam giáp thị xã Tân Uyên và phía Bắc giáp huyện Phú Giáo. Huyện Bắc Tân Uyên có 10 đơn vị hành chính cấp xã với 54 ấp. Đảng bộ huyện hiện có 40 cơ sở đảng, bao gồm 27 chi bộ và 13 đảng bộ, cụ thể: 10 đảng bộ khối xã; 2 đảng bộ khối lực lượng vụ trang; 3 chi, đảng bộ khối trường trung học phổ thông; 2 chi bộ khối doanh nghiệp và 23 chi bộ khối hành chính sự nghiệp. Có 119 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Tổng số đảng viên là 1.755 đồng chí (nữ 578 đồng chí).
Từ đầu nhiệm kỳ (2015 – 2020) đến nay, trên tinh thần lĩnh hội và quán triệt các nghị quyết, chương trình, chỉ thị… của Trung ương, của Tỉnh ủy, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện ủy Bắc Tân Uyên đã luôn quan tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo đối với tổ chức đảng ở cơ sở tập trung vào 4 nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế làm việc.
Cấp ủy luôn xác định muốn thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, hướng hoạt động của Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị đi vào nền nếp, các tổ chức trong hệ thống chính trị xây dựng quy chế làm việc bảo đảm cho công tác lãnh đạo, điều hành và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể và từng cá nhân trong tổ chức; quy chế xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể, cá nhân, nhất là đối với người đứng đầu, cũng như mối quan hệ với các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cấp, các ngành có liên quan, chế độ làm việc và phương pháp công tác rất cụ thể, chặt chẽ và có tính khả thi trong thực hiện. Căn cứ quy chế, Ban Thường vụ Huyện ủy có sự phân công cụ thể từng đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ và Huyện ủy viên phụ trách xã, phụ trách khối, ngành, lĩnh vực; việc lãnh đạo, điều hành của Huyện ủy tuân thủ các yêu cầu quy chế đề ra, các đồng chí Huyện ủy viên đã thể hiện vai trò trách nhiệm của mình, thường xuyên đeo bám cơ sở, địa bàn và lĩnh vực được phân công phụ trách nắm bắt tình hình, giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, kịp thời phản ánh tình hình với Thường trực và Ban Thường vụ Huyện ủy. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chú trọng phát huy dân chủ, trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy trong việc thảo luận, quyết định về công tác cán bộ, các chủ trương về phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, công tác đối ngoại… đảm bảo theo đúng định hướng, chủ trương, chính sách của Trung ương, của Tỉnh; đồng thời có sự vận dụng sát hợp với tình hình, phát huy được hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.
Thứ hai, lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết.
Việc xây dựng ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch đảm bảo chặt chẽ, được đưa ra thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số, tạo sự thống nhất cao, phát huy trí tuệ tập thể cấp ủy và vai trò của từng đồng chí cấp ủy viên; các nghị quyết, chủ trương của cấp ủy đảm bảo được tính khả thi trong triển khai thực hiện. Đảng bộ huyện xác định, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, với phương châm: Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, nghị quyết, bằng công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra, giám sát, thông qua tổ chức Đảng trong các cơ quan Nhà nước và thông qua các cơ quan chuyên trách của tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên; Đảng quyết định những vấn đề chính trị thuộc chiến lược phát triển, đường lối, quan điểm, nguyên tắc đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó chính quyền đóng vai trò mấu chốt; chính quyền là lực lượng thực thi vai trò, chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên địa bàn huyện bằng pháp luật; Đảng không can thiệp sâu vào hoạt động của các tổ chức và sự quản lý của chính quyền; Đảng cũng không bao biện, làm thay hay buông lỏng sự lãnh đạo đối với hệ thống chính trị. Chẳng hạn, đối với công tác bầu cử Hội đồng Nhân dân được các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo bằng chủ trương, nghị quyết, đúng luật bầu cử, quy trình thực hiện đảm bảo theo hướng dẫn của cấp trên. Việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt để Hội đồng Nhân dân bầu được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình công tác cán bộ theo nghị quyết phê duyệt giới thiệu nhân sự của cấp ủy cấp trên.
Thứ ba, thông qua công tác cán bộ, cấp ủy viên và đảng viên trong từng tổ chức.
Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy luôn quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất trong việc Đảng lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, đảm bảo vai trò lãnh đạo tập trung của các cấp ủy đảng từ Huyện đến cơ sở; đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu; mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng. Đồng thời, ban hành các quy định cụ thể về công tác cán bộ như: Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu ứng cử; Quy định về phân cấp quản lý cán bộ… Việc điều động bổ nhiệm cán bộ được thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, minh bạch, dân chủ, đúng quy định, từ đó tạo được sự nhất trí cao trong toàn đảng bộ. Hàng năm, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đảng tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình cán bộ lãnh đạo, quản lý; chú trọng việc đánh giá cán bộ trước khi đề bạt, bổ nhiệm thực hiện đúng quy trình, dân chủ, công khai và khách quan; từng bước sắp xếp đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện đi vào nền nếp, hoạt động có hiệu quả và phát huy tốt năng lực, sở trường công tác của cán bộ.
Thực hiện đổi mới phong cách và lề lối làm việc của cấp ủy, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy luôn bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến của đảng viên và nhân dân. Hàng tuần, các đồng chí Ủy viên Thường vụ Huyện ủy đi cơ sở; hàng quý, Thường trực Huyện ủy chủ trì giao ban với Bí thư các chi, đảng bộ cơ sở để nắm tình hình và có ý kiến chỉ đạo giúp cơ sở giải quyết khó khăn; kịp thời kiện toàn cấp ủy cơ sở đảng, gắn với cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương, đơn vị; củng cố, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lấy nguyên tắc tổ chức, tuyên truyền vận động, thuyết phục làm phương thức quan trọng để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Qua đó, từng bước nâng cao được nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tình hình, nhiệm vụ của đất nước, của địa phương, tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, mà trực tiếp và thường xuyên là các đồng chí Bí thư cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ Huyện đến cơ sở có sự đổi mới về phương thức lãnh đạo và nội dung hoạt động, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương mình; các hoạt động của hệ thống chính trị tiếp tục hướng về cơ sở bằng hành động thiết thực, triển khai đến các chi, tổ, hội, ấp; tăng cường làm việc trực tiếp với cơ sở, với nhân dân, lắng nghe tiếp thu nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phối hợp cùng với cơ sở giải quyết những vướng mắc, khó khăn, từ đó tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Thứ tư, đổi mới việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
Hàng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chủ động ban hành chương trình kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm; phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (đối với chi, đảng bộ cơ sở do đồng chí Bí thư, Phó Bí thư phụ trách công tác kiểm tra, giám sát) trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, giám sát; đồng thời, giao các Ban Xây dựng Đảng, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tham mưu, giúp Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát; hằng năm, các Ban Xây dựng Đảng, Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện, các cơ sở đảng và Ủy ban Kiểm tra cơ sở đã xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp mình. Trong đó, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời gian để tập trung chỉ đạo thực hiện, hướng vào phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ủy viên, thường vụ cấp ủy phụ trách các lĩnh vực, địa bàn; chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình; kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy về kết quả thực hiện, đề xuất những khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết và có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ, hoặc chấn chỉnh, khắc phục. Đồng thời, giao Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kiểm tra, xem xét, kết luận, xử lý và theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng, đảng viên chấp hành thông báo kết luận kiểm tra, thông báo kết quả giám sát sau kiểm tra, giám sát để bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng.
Trong nhiệm kỳ vừa qua (tính đến 31-5-2020), cấp ủy Huyện và cơ sở đã kiểm tra 316 tổ chức đảng và 218 đảng viên; giám sát 280 tổ chức đảng và 193 đảng viên; thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 55 đảng viên (trong đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thi hành kỷ luật 1 đảng viên, Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy thi hành kỷ luật 9 đảng viên, cấp cơ sở thi hành kỷ luật 45 đảng viên). Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ngày càng có chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế ở địa phương, từ đó góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Hiện nay có 9/10 xã, đồng chí Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã (riêng xã Đất Cuốc do đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã vì đồng chí Bí thư Đảng ủy xã kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân được điều động về Huyện, hiện đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Huyện). Nhìn chung, các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo gắn với thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng và nghị quyết của Hội đồng Nhân dân…
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo đối với tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thời gian qua có thể rút ra một số bài học như sau:
Một là,cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên cấp cơ sở ở Bắc Tân Uyên phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức đảng ở cơ sở.
Hai là,các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở ở Bắc Tân Uyên phải cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng phù hợp với thực tiễn địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm an ninh – quốc phòng, đồng thời giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội.
Ba là, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ; quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động các tổ chức trong hệ thống chính trị một cách thiết thực, hiệu quả. Chủ động tham gia giải quyết những bức xúc, nổi cộm, vướng mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư, không để những mâu thuẫn nhỏ tích tụ lâu ngày thành điểm nóng.
Bốn là, cấp ủy các cấp thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã, ấp vững mạnh. Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị – xã hội phải thật sự gần dân, kịp thời giải quyết các kiến nghị chính đáng của nhân dân.
Năm là,tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp ủy đảng cơ sở tập trung củng cố, khắc phục những hạn chế, yếu kém; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và quần chúng nhân dân đối với chính quyền cơ sở.
ThS. Nguyễn Văn Hân, GV khoa Lý luận cơ sở