Với Kim,ìsaotraiHànluôncảnhgiácvớiphụnữtỷ số hôm nay một công chức 35 tuổi, một ngày của anh luôn đầy những mối đe dọa. Kim sợ bị cho là có thành kiến với phụ nữ hoặc xúc phạm họ một cách không cố ý. Dù không có ý xúc phạm người khác giới, song Kim cảm thấy có quá nhiều trườnghợp có thể gây hiểu lầm và nó khiến Kim rơi vào rắc rối, đặc biệt là kể từ khiquấy rối tình dục trở thành một vấn đề xã hội lớn. Với Kim, đi lại trên tàu điện ngầm chật cứng người ở Seoul vào giờ cao điểmlà một cơn ác mộng. Để tránh những tiếp xúc có thể bị coi là chướng tai gai mắtvới các nữ hành khách, Kim luôn đút tay trong túi quần hoặc nắm chặt cột bằng cảhai tay hoặc nắm cả hai tay trên thanh nắm trên cao. Theo Kim, mối lo của anh ta vẫn chưa thể tan đi ngay cả khi may mắn có đượcmột chỗ ngồi trên xe buýt hoặc trên tàu điện ngầm. Khi đó, Kim phải khép chặthai chân tới mức có thể để tránh tì vào nữ hành khách khác. Vào mùa hè, khi các loại quần áo mát mẻ được phụ nữ diện khắp nơi, tránh đểbị hiểu nhầm còn khó khăn hơn nhiều. Khi leo lên cầu thang hoặc đi thang máy ở nơi công cộng, Kim luôn dán mắtxuống sàn nhà nếu có phụ nữ đi phía trước. Công sở cũng là nơi Kim sợ có các tình huống không hay xảy ra. Trong khi đụngchạm cơ thể là điều lo sợ hàng đầu của Kim ở nơi công cộng thì ở nơi làm, côngchức này lo sợ bị buột miệng. Kim cố gắng dùng từ chung chung là phụ nữ thay vì cô gái mỗi khi cần thiết,kể từ khi anh được một nhà hoạt động vì quyền phụ nữ cho rằng cách gọi "cô gái"thường được dùng trong những câu xúc phạm đề cập tới phụ nữ. Dù Kim không vướng mắc gì tới chương trình chống quấy rối tình dục song côngchức này nói, anh không thể chặn được cảm giác rằng đàn ông đang chịu sự phânbiệt đối xử và bị công kích khi chương trình trên áp dụng bắt buộc với mọi namgiới trong công ty.
|