Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng_trận melbourne city

  发布时间:2025-01-10 01:03:14   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng_trận melbourne city。

Chăm nuôi người dưng 

Giữa trưa,àmđiềukhôngailàmsuốtnămcụbàtáisinhcuộcđờichomộtngườidưtrận melbourne city thấy trời nóng bức, bà Nguyễn Thị Thử (74 tuổi, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, Trà Vinh) lúi húi bưng thau nước từ dưới bếp lên đặt trên chiếc giường gỗ cũ.

Bà bật quạt, nhúng khăn, lau người cho anh Nguyễn Viết Hóa (41 tuổi, quê tỉnh Bình Phước) liệt tứ chi nằm bất động trên giường. Sau khi hạ nhiệt cơ thể, bà lại đút nước, nắn tay chân cho anh…

Trông cảnh ấy, ai cũng nghĩ bà Thử đang chăm sóc đứa con trai bệnh tật của mình. Sự thực, cả hai là người dưng nước lã vô tình gặp nhau tại bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (quận 8, TP.HCM) hơn 6 năm trước.

Trước đó, bà Thử có mặt tại bệnh viện để chăm bệnh một vị sư cô. Sau 2 năm chăm sóc, vị ni sư này khỏi bệnh, xuất viện ra về. Đúng lúc ấy, bà thấy cảnh anh Hóa nằm một chỗ, lưng, mông bị hoại tử, lở loét, không có người thân chăm sóc.

cham-nuoi-nguoi-dung-1.jpg
Bà Thử chăm sóc anh Hóa bị liệt tứ chi nhiều năm qua. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thương anh, bà đến đút cơm, thay tã cho anh. Sau những lần tình nguyện chăm sóc, bà Thử biết rằng anh Hóa gặp tai nạn trong lần trèo lên cây để chặt cành. Lần ấy, nhánh cây anh đang trèo bất ngờ gãy đôi khiến anh rơi xuống đất dẫn đến dập tủy.

Sau cơn thập tử nhất sinh tại bệnh viện, anh tỉnh lại trong tình trạng liệt tứ chi. Trở về nhà với cái đầu tỉnh táo, minh mẫn nhưng không thể điều khiển tay chân, anh đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực.

Tại nhà, do chỉ nằm một chỗ, sau một thời gian ngắn, phần lưng, mông của anh hoại tử, lở loét, đau đớn vô cùng. Cùng lúc hứng chịu nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, anh quyết định chọn cái chết để kết thúc nỗi khổ đau không thể giải tỏa của mình.

Tuy vậy, ý định ấy của anh bị người hàng xóm phát hiện, ngăn cản. Sau đó, gia đình anh gom góp tiền, đưa anh vào bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp điều trị.

Dẫu vậy, vì nhiều nỗi khổ, chị gái của anh sau đó cũng không thể ở lại chăm nuôi đứa em trai bất hạnh. Ở lại bệnh viện một mình, không có tiền đóng viện phí, thuê người chăm sóc, anh Hóa định sẽ xuất viện về nhà rồi “ra sao thì ra”.

Đúng lúc ấy, anh gặp bà Thử và được bà tình nguyện chăm sóc không công. Bà Thử kể: “Lần đầu thấy Hóa ở bệnh viện, tôi thương lắm. Không chỉ gầy ốm, xanh xao mà cơ thể nó còn lở loét, bốc mùi khó chịu.

Khi biết hoàn cảnh của nó, tôi càng thương. Tôi đã khổ rồi mà nó còn khổ hơn. Thế nên khi biết nó không có người thân chăm sóc, tôi tình nguyện chăm nuôi”.

Chăm sóc bệnh nhân liệt tứ chi, bà Thử như nuôi đứa trẻ lên 3. Mỗi ngày, bà hỗ trợ, cùng y tá thay tã, rửa vết thương, vệ sinh thân thể cho anh Hóa. Sau đó, bà đút ăn rồi đưa anh đi phơi nắng…

Sau một năm điều trị, vết thương ở vùng da bị hoại tử của anh mới lành lặn, phục hồi. Tuy vậy, bà Thử vẫn phải đút ăn, tắm rửa, vệ sinh cho anh mỗi ngày.

Xem như con ruột

Tại bệnh viện, bà Thử tìm đủ cách hỗ trợ nam thanh niên không máu mủ ruột rà. Biết anh Hóa gặp khó khăn trong việc đóng tiền viện phí, bà xin cơm từ thiện cho anh ăn, bỏ tiền túi chăm lo mà không hẹn ngày được đền đáp.

Lúc ban đầu, bà Thử nghĩ mình sẽ chỉ chăm sóc anh Hóa trong thời gian 1-2 năm. Sau khi anh khỏe lại, bà sẽ về nhà. Do đó, bà chăm sóc anh tận tình mà không nghĩ đến việc "vừa tốn sức, lại mất thêm tiền".

cham-nuoi-nguoi-dung-2.jpg
Tại nhà, bà và người thân xem anh Hóa như ruột thịt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nào ngờ, điều bà mong chờ không xảy ra. Tứ chi anh Hóa không thể trở lại như bình thường. Mọi hoạt động dù là nhỏ nhất, anh đều phải trông chờ vào sự hỗ trợ của bà Thử.

Đáng buồn hơn, sau một thời gian chăm sóc anh Hóa, bà Thử biết tin cha mẹ anh đều đã qua đời. Các chị gái của anh đã lập gia đình nhưng hoàn cảnh khó khăn, không thể đỡ đần, nuôi em trai bệnh tật.

Trước hoàn cảnh ấy, bà nhận ra rằng, nếu không có mình, anh Hóa sẽ không biết phải nương tựa vào ai. Cuối cùng, bà quyết định sẽ tiếp tục chăm nuôi anh không công, giống như những ngày trước đó.

Để bớt chi phí nằm viện, bà đưa anh Hóa về nhà mình ở Trà Vinh để tiện bề chăm sóc. Rất may, việc làm của bà đều được các con ủng hộ. Thậm chí, 5 người con của bà dù hoàn cảnh cũng khó khăn vẫn tình nguyện chung tay, hỗ trợ chi phí cho mẹ nuôi anh Hóa.

Bà chia sẻ: “Tôi chăm nuôi Hóa 2 năm ở bệnh viện, hiểu hoàn cảnh của nó nên mến tay mến chân rồi thương cho số phận nó nên không bỏ được đã đành. Vậy nhưng các con tôi, khi thấy tôi đút cháo cho Hóa cũng xót xa, động viên tôi chăm Hóa.

Có đứa còn nói: “Mẹ ơi, mẹ đi chùa cũng để làm việc thiện. Nhưng chùa thì mẹ không đi vẫn có người khác đến thắp hương. Còn anh Hóa giờ không có ai nuôi, nếu không có mẹ giúp sẽ khó khăn gấp trăm lần. Vậy thôi mẹ nuôi anh ấy đi, chúng con ủng hộ, chung tay giúp mẹ”.

cham-nuoi-nguoi-dung-4.jpg
Dù gia cảnh còn nhiều khó khăn, bà Thử vẫn quyết chăm nuôi anh Hóa vì đã thương yêu, xem anh như con ruột. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Được các con thấu hiểu, đồng hành, bà Thử như gỡ được nút thắt trong lòng. Bà đưa anh Hóa về nhà, cho anh nằm trên chiếc giường giữa căn nhà cấp 4 của mình. Hằng ngày, bà bón nước, bón cơm, vệ sinh cho anh như khi còn ở bệnh viện.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, mỗi ngày, bà còn trò chuyện để anh khuây khỏa nỗi đau chất chứa trong lòng. Các con của bà Thử làm ăn, sinh sống xa mẹ nhưng mỗi khi có thời gian đều về thăm bà, góp cả sức lực lẫn tiền bạc giúp mẹ.

Sau hơn 6 năm chung tay chăm nuôi người dưng, 5 người con của bà Thử đều xem anh Hóa như anh em trong nhà. Mỗi khi nghe tin anh đau bệnh, cả 5 người lo lắng như chính con, em mình bị đau.

Ơn nghĩa và tấm lòng nhân hậu của bà Thử khiến anh Hóa như được tái sinh. Anh quên đi nỗi đau, sự bất hạnh của mình để vui sống. Anh chia sẻ mình thấy hạnh phúc vì dù gặp bất hạnh, nhưng cuộc đời đã cho anh gặp được người mẹ thứ hai.

Bà Thử tâm sự: “Nó vẫn nói với tôi rằng kiếp này, nó không được làm con ruột của tôi nên nếu có kiếp sau, nó sẽ làm tất cả để trở thành con của tôi. Được như thế, nó sẽ báo đáp những tháng năm tôi chăm sóc nó.

Mỗi lần nghe nó nói như thế, tôi hạnh phúc lắm. Tôi đã hứa với bản thân mình rằng sẽ cưu mang, chăm sóc nó như con ruột của mình cho đến khi tôi khuất bóng”.

Cảm động những người ăn cơm nhà, nuôi người dưng

Cảm động những người ăn cơm nhà, nuôi người dưng

Bỏ qua những ánh mắt hoài nghi của người đời họ đã không ngại ngần giúp đỡ, cưu mang những con người cô đơn, bất hạnh khác dù cuộc sống của chính họ cũng còn rất nhiều khó khăn.

相关文章

最新评论