Sáng 13/10,ịđịnhthúcđẩylĩnhvựcphátthanhtruyềnhìnhnộidungsốpháttriểbet tặng 100k Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội thảo phổ biến các điểm mới, điểm chính của Nghị định 71/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chia sẻ về thực trạng thị trường truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Chấn - Trưởng phòng Quản lý dịch vụ (Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử, Bộ TT&TT) cho biết, hiện Việt Nam có tổng cộng 16,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, trong đó có 3,9 triệu thuê bao OTT. Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đã tăng 29,7% so với năm 2016 (13,1 triệu thuê bao).
Doanh thu truyền hình trả tiền tại Việt Nam năm 2021 là 9.200 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ truyền hình OTT là 709 tỷ đồng, số liệu cập nhật tính đến tháng 9/2022 là khoảng 1.000 tỷ đồng. Doanh thu toàn thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đã tăng 22,7% so với năm 2016.
Hiện Việt Nam có 198 kênh truyền hình trong nước, 78 kênh phát thanh, 59 kênh truyền hình nước ngoài. Các kho nội dung VOD cũng ngày càng phong phú, đa dạng.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, việc ban hành Nghị định 71 là nỗ lực lớn của Chính phủ, trong đó có sự đóng góp của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp, đặc biệt là Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam nhằm điều chỉnh chính sách pháp luật sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Từ năm 2018 đến nay đã chứng kiến sự phát triển của những phương thức cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình mới mà Nghị định 06/2016 trước đây chưa có đầy đủ khung pháp lý để điều chỉnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng nhắc đến tình trạng “bảo hộ ngược”, khi các doanh nghiệp truyền hình trong nước tuân thủ đầy đủ quy định nhưng các doanh nghiệp xuyên biên giới gần như không phải chịu một sự kiểm soát gì.
“Bảo hộ ngược không phải ý chí của Nhà nước nhưng việc hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh tình trạng này cần phải có thời gian. Chính phủ rất xem trọng và cân nhắc rất nhiều trong vấn đề này”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Nghị định 71 có 8 quy định lớn nổi bật. Theo đó, dịch vụ truyền hình xuyên biên giới sẽ được quản lý theo các quy định của Nghị định này. Nghị định 71 cho phép duy trì dịch vụ truyền hình cáp tương tự theo nhu cầu của thị trường.
Nghị định 71 còn bao gồm quy định cho phép dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet được cung cấp cho người Việt Nam mà, không buộc phải cung cấp kênh chương trình như các dịch vụ truyền thống.
Nghị định mới đã bổ sung quy định về quản lý biên tập, biên dịch nội dung theo yêu cầu thích ứng với tính chất, đặc điểm của loại hình dịch vụ phát thanh truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet.
Nghị định cũng điều chỉnh một số điều về quản lý biên dịch, bổ sung các quy định nêu cao trách nhiệm của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình trong việc liên kết sản xuất chương trình.
Đồng thời, Nghị định 71 còn giao một số cơ quan có thẩm quyền triển khai ngăn chặn nội dung truyền hình theo yêu cầu không thực hiện biên tập theo quy định, bổ sung các quy định để giảm thủ tục hành chính, trực tuyến hóa các thành phần hồ sơ để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, các quy định mới được bổ sung trong Nghị định 71 là những nội dung rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet, bao gồm cả dịch vụ xuyên biên giới trên mạng vào Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT có kế hoạch hỗ trợ các hệ sinh thái phát thanh, truyền hình và nội dung số tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
Trọng Đạt