Số lượng giảm nhưng năng suất tăng
Ngày 6/9,ỹnăngnghềlàđơnvịtiềntệquốctếmớiquyếtđịnhlươngcủalaođộlyon nữ Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (HIDS) tổ chức hội thảo "Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030".
Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng HIDS, cho biết: "Hiện nay, thị trường lao động - việc làm tại TPHCM đang có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển chung của thành phố".
Theo kết quả nghiên cứu của HIDS, trong những năm qua, lao động làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm. Cụ thể, giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân 3,29%/năm.
Ở những ngành thâm dụng lao động, đặc biệt là ngành may mặc, sản xuất da giày và sản phẩm có liên quan có số lao động giảm mạnh nhất. Nguyên nhân là những ngành này có sự dịch chuyển, từng bước di dời sang các địa phương khác cũng như tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động.
Theo ông Trương Minh Huy Vũ, trong thời kỳ 2011-2020, lao động ngành công nghiệp giảm nhưng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp vẫn duy trì bình quân trên 6%/năm. Điều này cho thấy năng suất lao động ngành công nghiệp tăng lên trong thời kỳ này.
Nhóm nghiên cứu của HIDS đánh giá: "Nhiều tổ chức quốc tế cho rằng, kỹ năng nghề sẽ là "đơn vị tiền tệ quốc tế mới" trong thị trường lao động tương lai bởi nó đem lại năng lực cạnh tranh tốt hơn, năng suất lao động cao hơn. Trong bối cảnh hiện nay, lực lượng lao động có kỹ năng có ý nghĩa quyết định tới năng suất lao động".
Kết quả nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những lao động được đào tạo và giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có khả năng được tuyển dụng, thu nhập và sự hài lòng trong công việc cao hơn so với những người không được đào tạo GDNN. Tức là, người học GDNN tìm việc làm dễ hơn và thu nhập cao hơn.
Nguyên nhân là những lao động học GDNN được trang bị kỹ năng tốt hơn để thích ứng với các công nghệ kỹ thuật số mới, khả năng có việc làm và khả năng cạnh tranh với lao động khác được cải thiện.
Do đó, nhóm nghiên cứu khẳng định việc đầu tư cho việc đào tạo nghề, năng cao kỹ năng nghề cần được xem là một trong những trọng tâm của chiến lược lao động và việc làm của thành phố trong thời gian tới.
Thế giới việc làm đang đổi mạnh mẽ
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội GDNN TPHCM, cho biết: "Xu hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong những năm tới sẽ nổi lên 4 xu hướng phát triển chính".
Thứ nhất là gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ. Thứ 2 là chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm. Thứ 3 là lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế. Thứ 4 là xu hướng lao động "khởi nghiệp, tự tạo việc làm" gia tăng.
Theo ông Trần Anh Tuấn, việc đầu tư máy móc, tự động hóa sản xuất và ứng dụng công nghệ số sẽ dần phổ biến và làm thay đổi hình thức việc làm trên thị trường lao động. Động thái trên bắt nguồn từ sự dịch chuyển sang thời kỳ chuyển đổi số của Việt Nam và sẽ trở thành xu thế chủ đạo trong thời đại số hóa.
Ông Trần Anh Tuấn cho hay: "Theo thống kê tại Việt Nam, 68% công việc hiện đòi hỏi kiến thức về kỹ năng số với những kỹ năng số cơ bản, 1/5 công việc cần các kỹ năng số chuyên sâu".
Sự chuyển đổi mạnh mẽ đó của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã làm thay đổi nhanh chóng những đòi hỏi từ thế giới việc làm, thị trường lao động. Sự chuyển đổi này cũng buộc cơ quan quản lý phải tăng cường cơ chế khảo sát nhu cầu nhân lực, có kế hoạch đào tạo để chuẩn bị lực lượng lao động phù hợp cho sự phát triển kinh tế thành phố.
Theo Phó Chủ tịch Hội GDNN TPHCM, những kiến thức, kỹ năng ngày hôm nay có thể nhanh chóng lạc hậu vào ngày mai. Những ngành nghề sử dụng nhiều lao động kỹ năng thấp sẽ mất lợi thế cạnh trạnh. Một phần lực lượng lao động kỹ năng thấp sẽ bị thải hồi…
"Vì thế, cách tiếp cận hệ thống giáo dục - đào tạo mở đã có những thay đổi cũng rất căn bản. Từ đào tạo chuyên môn hóa sâu đã chuyển sang đào tạo đa kỹ năng cho người lao động để họ có thể đương đầu với những thách thức đó", ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, ông Trần Anh Tuấn đánh giá những thay đổi trên vẫn chưa đủ, hệ thống giáo dục đào tạo vẫn chưa bắt kịp xu hướng của thị trường lao động, đặc biệt là ở lĩnh vực GDNN.
Ông phân tích: "Chương trình đào tạo hiện nay vẫn chưa được linh hoạt, nội dung chưa phù hợp với nhu cầu và xu thế thị trường lao động cách mạng công nghiệp lần thứ 4".
"Việc nâng cao chất lượng đào tạo là giải pháp quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực", Phó chủ tịch Hội GDNN TPHCM nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C1)