Chọn lọc phương pháp phù hợp
Buổi học môn Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT) của học sinh lớp 1D Trường Tiểu học Thị trấn Tân An (Yên Dũng,áoviêntựtinlàmchủphươngphápdạyhọpachuca w Bắc Giang) diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo yêu cầu của cô giáo, học sinh sẽ tìm tòi, lựa chọn và đọc trước lớp 1 bài thơ yêu thích nhất trong những tập thơ có ở nhà hay mượn từ thư viện trường. Đọc xong, dù chỉ mới học lớp 1, các học sinh này đã chủ động tương tác với lớp học về nội dung, nhân vật, sự việc trong bài thơ. Trong khi học trò đang trao đổi thì cô giáo Nguyễn Tố Thanh, chủ nhiệm lớp 1D giữ vai trò hướng dẫn, khích lệ học trò tham gia vào hoạt động học tập này.
Với 28 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, cô Thanh cho biết, khi CT GDPT mới khuyến khích và hướng dẫn tổ chức các phương pháp dạy học tích cực, cô bắt đầu làm quen với việc dạy học theo dự án, mô hình lớp học đảo ngược… “Từ việc mơ hồ về dạy học phát triển phẩm chất năng lực, giờ đây tôi đã tự tin và làm chủ được việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học vào từng nội dung giảng dạy”- cô Thanh nói.
Các tiết học của cô giờ đây chủ yếu được tổ chức thành các hoạt động giáo dục để học sinh được nói, được làm, được thực hành nhiều hơn, từ đó chủ động động chiếm lĩnh tri thức và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề của thực tiễn.
Tại trường Tiểu học An Lư (Thủy Nguyên, Hải Phòng), tiết học môn Toán của học sinh lớp 1A6 của cô giáo Lê Thị Thảo cũng đã có những thay đổi. Đó là những tiết học mở, hoàn toàn không có trong sách giáo khoa, những con số, phép tính đều được cô truyền tải thông qua các trò chơi, hoạt động nhóm. Để các em tự tin hơn, có lúc, học trò còn được đứng lên bục giảng để là “giáo viên” để đánh giá và cho điểm kết quả các phép toán.
Cô Thảo cho biết, sau các khóa bồi dưỡng, cô đã tự tin và chọn lọc phương pháp phù hợp với học sinh của khối lớp 1. Từ đó, thấy rõ học sinh hình thành được nhiều năng lực phẩm chất, trong đó nổi trội hơn so với các khoá trước là năng lực ngôn ngữ, tính toán, sự tự tin trong giao tiếp…
Quan tâm bồi dưỡng giáo viên khu vực đặc thù
Đã tham gia bồi dưỡng giáo viên cốt cán 3 modul 1, 2, 3, thầy Nguyễn Văn Thanh, trường THCS Đông La (Hoài Đức, TP. Hà Nội) cho biết, điều đặc biệt của lần bồi dưỡng này là các giảng viên sư phạm tổ chức lớp học theo nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực, để giáo viên trực tiếp trải nghiệm.
Cùng với đó, ngoài cung cấp lý thuyết về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thì tài liệu của modul (gồm cả word, video, infographic) còn giới thiệu những phương pháp, kỹ thuật dạy học đáp ứng yêu cầu của này CT GDPT mới như phương pháp dạy học truy vấn, dạy học theo dự án, mô hình lớp học đảo ngược và các kỹ thuật giảng dạy như: hỏi đáp, làm việc nhóm, thuyết trình…
Tuy nhiên, góp ý thêm về công tác bồi dưỡng, Hiệu trưởng trường tiểu học học Kim Ngọc (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) Đào Chí Mạnh cho rằng, giảng viên sư phạm khi tham gia bồi dưỡng vẫn cần tăng cường hơn nữa việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo viên thấm nhuần và áp dụng hiệu quả. “Bởi lẽ, muốn dạy học sinh phát triển phẩm chất, năng lực được cho học sinh thì trước tiên người thầy phải có trong mình thật tốt các năng lực, phẩm chất đó”, thầy Mạnh nói.
Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lan Mẫu thuộc huyện miền núi Lục Nam (Bắc Giang) Nguyễn Xuân Tưởng cũng cho rằng, học qua trải nghiệm, thực hành là hiệu quả nhất, nên trong 3 ngày tập huấn trực tiếp, giảng viên sư phạm cần chú trọng đưa ra những dẫn chứng phân tích gũi với thực tế giảng dạy hàng ngày của giáo viên phổ thông, điều đó sẽ giúp thầy cô dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tốt nhất hiệu quả bài học vào bài giảng.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lan Mẫu cũng nêu thực trạng, một số phương pháp khá khó thực hiện trong thực tế, đặc biệt với những trường vùng khó khăn, trường có đông học sinh dân tộc thiểu số. “Tôi mong rằng, từ tài liệu khung, các giảng viên sư phạm có thể gợi mở hướng vận dụng, giải quyết đối với trường học đặc thù này, để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vẫn áp dụng được, mang lại lợi ích cho học sinh”, thầy Tưởng đề nghị.
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường THPT Như Xuân 2 (Như Xuân, Thanh Hoá) Võ Thị Thanh Xuân cho rằng, trong mọi tình huống, giáo viên phải là người chủ động. Chủ động tổ chức hoạt động dạy học, cùng các đồng nghiệp thảo luận, sinh hoạt chuyên môn. Bên cạnh tự bồi dưỡng về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trên Hệ thống học tập trực tuyến Learing Microsoft Team, giáo viên cũng cần có sự sáng tạo, linh hoạt khi vận dụng. “Xuất phát từ điều kiện hiện có, khả năng của học sinh, từ đơn vị kiến thức, các thầy cô xây dựng kế hoạch bài dạy, làm những gì tốt nhất cho học sinh, tổ chức các hoạt động học. Đặc biệt cần chú ý, xuất phát điểm của học trò, mục tiêu từng hoạt động, các em tham gia được đến đâu, kết quả cuối cùng của hoạt động là gì", cô Xuân nói. |
Doãn Phong