Mặc dù Bộ TT&TT đã có văn bản trả lời Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) về việc dịch vụ truyền hình trả tiền không nằm trong danh mục quản lý giá theo Luật giá,xinkết quả bóng đá nga do đó vấn đề quản lý giá dịch vụ truyền hình sẽ không được đưa vào dự thảo Nghị định quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền do Bộ TT&TT đang soạn thảo.
Tuy nhiên, trước tình trạng cạnh trạnh trên thị trường truyền hình trả tiền đang có diễn biến phức tạp, VNPayTV mới đây lại tổ chức Hội thảo về vấn đề xây dựng đơn giá thuê bao truyền hình trả tiền để lấy ý kiến thành viên của Hiệp hội về việc quản lý giá dịch vụ này.
Các ý kiến nêu ra tại Hội thảo này cho thấy, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền vừa tố cáo lẫn nhau bán phá giá để cạnh tranh, mặt khác cũng chính các doanh nghiệp này cũng đã và đang chạy đua giảm giá, đồng thời cũng chính họ lại lên tiếng đòi nhà nước phải quản lý giá.
Giải thích về mục đích xây dựng Đề án xác định đơn giá dịch vụ truyền hình trả tiền, ông Vũ Văn Hiến, Chủ tịch VNPayTV chia sẻ, việc xác định giá thành của từng dịch vụ truyền hình trả tiền nhằm giúp thị trường này phát triển theo đúng Luật Cạnh tranh.Việc xác định giá là câu chuyện không đơn giản, có nhiều phức tạp, nên sau khi Đề án này được báo chí đăng tải thì dư luận xã hội có nhiều ý kiến khác nhau.
“Việc VNPayTV xác định giá sàn hay giá thành không mang tính pháp lệnh chỉ là mức giá đưa ra để tư vấn cho cơ quan quản lý tham khảo, từ đó có chính sách quản lý cho đúng với điều kiện thực tế”, ông Hiến phát biểu.
Không chỉ các doanh nghiệp truyền hình cáp nhỏ ở các địa phương lên tiếng xin nhà nước quản lý giá dịch vụ truyền hình mà ngay cả hai đàn anh là SCTV và VTVcab cũng đề nghị nhà nước cần đưa ra một mức giá sàn dịch vụ truyền hình.
Ông Hoàng Quốc Khánh, Công ty CP Truyền hình cáp Anpha Quảng Ninh cho biết, đơn giá được VNPayTV đưa ra là con số rất phù hợp với thực tế thị trường hiện nay. Mức giá này chính là giá thành và giá này chưa đặt ra mức lợi nhuận tối thiểu 5%.
(责任编辑:Cúp C1)