Ngay từ sáng sớm 12/8,ôgáitrẻkhỏbóng đá anh hôm nay Cáp Thị Yến (sinh năm 1999, quê Hưng Yên) đã cùng nhiều bệnh nhân từng mắc Covid-19 khác có mặt tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc, chuẩn bị cho việc hiến huyết tương.
Số huyết tương của họ nếu đủ điều kiện sẽ được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, là giải pháp đặc biệt có giá trị trong thời điểm chưa có thuốc đặc hiệu khống chế virus gây bệnh như hiện nay.
Yến là du học sinh Anh, về Việt Nam hồi cuối tháng 3 và được cách ly tập trung ngay tại tỉnh Bạc Liêu. Sau khi có kết quả dương tính SARS-CoV-2, cô gái 21 tuổi trở thành bệnh nhân 155 mắc Covid-19 tại Việt Nam, chuyển về điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
Yến được công bố khỏi bệnh ngày 13/4, cách ly tại viện thêm 2 tuần sau khỏi bệnh. Về quê, cô dọn ra ở riêng trong 1 căn nhà tách biệt, không giao tiếp, gặp người thân 14 ngày trước khi chính thức trở lại cuộc sống bình thường. Hiện Yến đã xin bảo lưu kết quả học tập tại Anh đến tháng 4 năm sau và nhận một công việc làm thêm ở Hà Nội.
Nữ sinh Cáp Thị Yến, bệnh nhân 155 mắc Covid-19 - Ảnh: NVCC |
Yến tâm sự, cô biết tin về chương trình kêu gọi hiến huyết tương người đã khỏi Covid-19 để điều trị cho bệnh nhân nặng qua một trang mạng xã hội. Ngay thời điểm ấy, cô đã trằn trọc, suy nghĩ suốt đêm.
Từ nhỏ, Yến đã rất nhát, lại đặc biệt sợ máu, sợ kim tiêm. “Hồi đầu khi các bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm, tôi khóc to tới nỗi cả các bạn phòng bên cũng nghe thấy. Sau này quen hơn, cảm giác sợ đỡ dần nhưng vẫn rất run mỗi khi nhìn thấy kim tiêm hay dụng cụ y tế ”, Yến mỉm cười, kể.
Thế nhưng, cô gái trẻ đã mạnh mẽ gạt phắt nỗi sợ 20 năm trời sang một bên để quyết định đăng ký tham gia hiến huyết tương. “Tôi sợ hãi, nhưng niềm mong mỏi được giúp đỡ người khác lớn hơn nỗi sợ ấy”, Yến bảo.
Nữ sinh 21 tuổi tâm sự, cô còn có một động lực đặc biệt khác khiến bản thân quên cả nỗi sợ lớn nhất. Những ngày điều trị tại Bạc Liêu, cảm giác đơn độc giữa một vùng đất xa lạ, người thân ở cách xa cả nghìn cây số khiến cô gái trẻ không ít lần tủi thân.
Thời gian ấy, chính sự chăm sóc, động viên tận tình của các y bác sĩ đã giúp cô vượt qua những phút yếu lòng nhất: “Mỗi ngày, các bác sĩ đều hỏi thăm từ sáng tới tối, rằng hôm nay con thế nào, con có biểu hiện gì khác không, có ho không, mệt không. Họ khiến tôi có cảm giác thân thuộc như người trong gia đình”, Yến chia sẻ.
Sau ra viện, cô vẫn theo dõi các tin tức về tình hình dịch Covid-19 hàng ngày. Những câu chuyện về các ca bệnh nặng không thể qua khỏi, về sự vất vả của đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu đã thôi thúc nữ sinh hành động, “đóng góp những gì cô có thể”.
“Tôi rất vui nếu có thể giúp đỡ các bác sĩ trong việc cứu người bệnh”, Yến tâm sự.
Nữ sinh 21 tuổi trong buổi xét nghiệm sàng lọc sáng 12/8 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: M.Nhật, Q.Toàn |
Trong ngày hôm nay, Yến đã được làm tất cả xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, lao, giang mai,….và các yếu tố viêm, các yếu tố chống đông để bảo đảm sản phẩm máu thực sự sạch, an toàn. Dự kiến, cô sẽ nhận kết quả trong từ 1 đến 3 ngày tới để biết chính xác có đủ điều kiện thực hiện hiến huyết tương hay không.
Cũng trong ngày 12/8, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 4 trường hợp khỏi Covid-19 khác tới xét nghiệm sàng lọc để hiến huyết tương. Trường hợp xa nhất đang sống ở TP.HCM, là một phụ nữ người Mỹ 50 tuổi, đã bay ra Hà Nội từ đêm qua để kịp lịch sàng lọc.
Bác sĩ Vũ Thị Thu Hương, Khoa Khám bệnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, bệnh viện ghi nhận 17 người khỏi Covid-19 đăng ký hiến huyết tương, trong đó có 9 người được tiến hành sàng lọc, 2 người đã được lấy huyết tương, còn lại đang chờ kết quả. Các mẫu huyết tương thu thập được hiện sẵn sàng cho việc điều trị.
Nguyễn Liên
Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn điều trị ca Covid-19 từ ngày 14/8
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Văn Quảng đề nghị ngành y tế đưa vào vận hành bệnh viện dã chiến Tiên Sơn trong ngày 14/8.