Giữa trời nắng nóng,ốngnướcđágiữatrờinóngngườiđànôngđộtngộtbấttỉlịch thi đấu epl hầu hết mọi người đều thích uống nước lạnh để giải nhiệt. Tuy nhiên thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khoẻ, thậm chí có thể khiến bạn bị sốc.
Câu chuyện của Adam Schaub ở Houston, Texas, Mỹ là một minh chứng. Adam cùng bố cưa gỗ giữa trời nắng 37 độ, khi thấy cậu con trai đỏ mặt, mồ hôi nhễ nhại, ông bố khuyên Adam nên vào chỗ mát nghỉ ngơi.
Ngay lập tức Adam với lấy chai nước lạnh uống một hơi cạn. Sau đó anh vào xe tải nổ máy, bật điều hoà và tiếp tục uống chai nước lạnh thứ 2.
Adam chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo mọi người
Ngay sau đó, anh đột nhiên thấy cơ thể có rất nhiều dấu hiệu lạ. Trước tiên, anh thấy trên da xuất hiện các nốt bất thường, buồn nôn, tay chân ngứa ran. Sau đó Adam thấy toàn cơ thể lâng lâng mất kiểm soát, anh cố mở cửa xe bước xuống nhưng liền ngã quỵ, đập mặt xuống đất.
Từ đằng xa, ông bố chạy lại thấy máu từ mũi, mắt Adam chảy ra. Mắt Adam đảo vài lần rồi bất tỉnh. Ngay lập tức anh được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ chẩn đoán anh mắc hội chứng “não đóng băng” do uống nước đá lạnh quá nhanh và nhiều. Khi cơ thể bạn đang nóng, uống nước lạnh đột ngột sẽ khiến các dây thần kinh trong khoang miệng bị kích thích, từ đó làm co rút các mạch máu trong xoang khiến tín hiệu đến não bị gián đoạn.
Tình trạng này thường tạo ra một cơn đau đầu đột ngột, cơ thể rơi vào trạng thái lâng lâng rồi choáng, ngất, đau đầu, buồn nôn, mất ý thức.
BS Sarah Jarvis, giám đốc chuyên môn của Patient.info cho biết, Adam bị bất tỉnh do thiếu máu não. May mắn, được cấp cứu kịp thời, ông bố 3 con đã hồi phục nhanh chóng.
TS Harry Emmerich của hệ thống y tế PRMC cảnh báo thêm, khi uống nước đá với tốc độ quá nhanh, ngoài việc khiến cơ thể dễ bị choáng còn làm rối loạn hệ thống tiêu hoá do thức ăn gặp lạnh, khó tiêu hoá, gây ra các cơn đau quặn bụng hay gây co thắt thực quản, đau ngực.
Uống nước đá cũng làm giảm nhịp tim đột ngột và khiến nhiệt độ trong máu giảm xuống.
Từ trường hợp của Adam, bác sĩ khuyến cáo, giữa trời nắng nóng, nếu uống nước đá chỉ nên uống từng ngụm, còn cách bù nước tốt nhất là uống nước ở nhiệt độ thường.
M.Anh (Theo Thesun, Healthsumo)
Dội nước đá cứu người bị bỏng, đúng hay sai?
Theo tất cả các khuyến cáo của thế giới về vấn đề sơ cứu bỏng thì việc lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng là không đúng.