Công nghệ nhận dạng khuôn mặt gần như đã phổ cập ở Trung Quốc,ùngnghĩkếđánhlừahệthốngnhậndạngkhuônmặti so bong da c1 nơi nó được sử dụng cho tất cả mọi thứ, từ thanh toán tiêu dùng cho tới phạt tiền người đi bộ sai luật. Việc cố gắng tránh né những chiếc camera được gắn khắp mọi nơi dường như là bất khả thi, tuy nhiên có một lối thoát nhỏ cho người dùng, đó là việc tìm cách để ngăn chúng nhận ra bạn là ai. Đây cũng là việc mà các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang tích cực theo đuổi. Và mới đây nhất, cả hai gã khổng lồ công nghệ là Facebook và Huawei cũng đã nhảy vào tham gia lĩnh vực này. Theo một báo cáo của Facebook, hệ thống được phát triển bởi các nhà nghiên cứu của công ty có thể thay đổi các đặc điểm quan trọng trên khuôn mặt trong video, thậm chí hoạt động trong thời gian thực, để phá hủy danh tính gốc. Đây được xem là một sự cải tiến đáng kể so với các phương pháp khử nhận dạng hiện có. Các phương pháp truyền thống thường chỉ hoạt động trên hình ảnh tĩnh hoặc hoán đổi khuôn mặt của người khác từ cơ sở dữ liệu. Còn phương pháp mới của Facebook tạo ra những gương mặt hoàn toàn mới. Những khuôn mặt mới này tạo ra các khuôn mặt tương tự như khuôn mặt người bình thường, giữ nguyên biểu cảm, tư thế và cả màu da ban đầu. Tuy nhiên, Facebook không có kế hoạch đưa công nghệ này vào bất kỳ ứng dụng nào của Facebook ở thời điểm hiện tại. Ngay sau khi nghiên cứu của Facebook được phát hành, công ty D-ID của Israel đã xuất bản một bài đăng trên blog nói rằng họ đã vận hành một hệ thống ẩn danh video tương tự và đã thành công từ hai năm nay. Tuy nhiên, hệ thống của D-ID không sửa đổi các đặc điểm khuôn mặt trong thời gian thực như sản phẩm của Facebook. Thay vào đó, phần mềm thay thế hoàn toàn khuôn mặt thật bằng khuôn mặt do máy tính tạo ra, của những người không tồn tại. Không chỉ riêng các công ty lớn, mối quan tâm về quyền riêng tư ngày càng tăng khi hệ thống nhận dạng khuôn mặt đang trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mọi người. Các thành phố trên khắp thế giới đang triển khai việc lắp camera nhận dạng khuôn mặt để giám sát. Các ứng dụng tiêu dùng phổ biến như Facebook và Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok), đã bị chỉ trích vì sử dụng các tính năng nhận dạng khuôn mặt để quét hình ảnh và video của người dùng.