Nhà sản xuất biến tần có trụ sở tại Israel - Tập đoàn Công nghệ SolarEdge đã đệ trình lên Tòa án Tế Nam và Thâm Quyến,àocuộcchốngHuaweicùngMỹkeo nhà cai Trung Quốc 3 đơn kiện vi phạm bằng sáng chế của Huawei. SolarEdge tuyên bố rằng Huawei đã sử dụng trái phép công nghệ biến tần HD-Wave của mình và hiện đang yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng như áp đặt lệnh cấm lên các sản phẩm Huawei sử dụng công nghệ này. Ông Zvi Lando, Giám đốc điều hành của SolarEdge cho hay: "SolarEdge đã dành thời gian và nguồn lực đáng kể để phát triển công nghệ tiên tiến. Những đầu tư tài chính đáng kể và sự chăm chỉ của đội ngũ kỹ sư nghiên cứu trong nhiều năm sẽ phải được bảo vệ khỏi việc bị lạm dụng khai thác. Bằng sáng chế của SolarEdge là kết quả của việc chúng tôi không ngừng theo đuổi đổi mới và thực hiện cam kết của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động pháp lý chống lại Huawei và những công ty khác để bảo vệ tài sản của chúng tôi". Ban đầu SolarEdge đã đệ đơn kiện lên tòa án khu vực, khẳng định việc sử dụng công nghệ được cấp bằng sáng chế từ công nghệ biến tần tối ưu hóa DC của SolarEdge. Một tháng sau, công ty đã đệ trình hai thủ tục tố tụng bổ sung tại cùng một tòa án, cho rằng Huawei đã vi phạm thêm hai bằng sáng chế của mình. Vào thời điểm đó, nguyên đơn nói rằng họ có ý định ngăn Huawei bán bất kỳ biến tần đa cấp nào vi phạm công nghệ biến tần được bảo vệ của mình cho thị trường Đức. Liên quan đến công nghệ này, chi nhánh của Huawei tại Đức là Huawei Technologies Düsseldorf GmbH bị kiện bởi nhà phân phối địa phương của công ty Wattkraft Solar GmbH hồi năm ngoái. Sau khi bị SolarEdge đâm đơn kiện lên Tòa án Trung Quốc, Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei nói với Tạp chí PV rằng họ chưa nhận được thông báo về các vụ kiện mới cũng như công ty không biết về nội dung kiện tụng cụ thể và do đó, công ty sẽ không bình luận về các vụ kiện mới. Huawei tuyên bố sẽ phản ứng với vụ kiện bằng cách yêu cầu vô hiệu bằng sáng chế liên quan đến vụ việc cũng như cung cấp biện pháp phòng vệ không xâm phạm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Huawei. "Bất kể kết quả cuối cùng của vụ kiện là gì, nó sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Huawei ở Đức hoặc các quốc gia khác" - thông báo từ Huawei nêu rõ. Huawei cũng tiết lộ rằng vào tháng 5/2019, họ đã chính thức đệ trình ba hồ sơ kiện tụng bằng sáng chế chống lại Solaredge lên Tòa án Sở hữu trí tuệ Quảng Châu tại Trung Quốc, cho rằng SolarEdge đã vi phạm bằng sáng chế của Huawei về các giải pháp điều chỉnh và tối ưu hóa điện áp biến tần. Huawei đề nghị Tòa án yêu cầu các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của SolarEdge đặt tại Thượng Hải và Quảng Châu, cũng như nhà sản xuất thiết bị gốc lớn nhất của SolarEdge là Jabil Circuit (đặt trụ sở tại Quảng Châu) ngay lập tức chấm dứt vi phạm bằng sáng chế này. Huawei không yêu cầu những nhà sản xuất trên giới hạn sản xuất, sử dụng và bán các sản phẩm mà đề nghị họ bồi thường thiệt hại kinh tế cho mình. "Huawei tin rằng hệ thống pháp luật châu Âu và Trung Quốc cuối cùng sẽ đưa ra kết luận công bằng cho tất cả các thủ tục tố tụng này" - thông báo của Huawei nêu rõ. Vụ kiện tụng mới nhất giữa SolarEdge và Huawei được cho là sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của Huawei trên toàn cầu trong bối cảnh Tập đoàn này đang chịu ảnh hưởng bởi lệnh cấm từ Mỹ liên quan đến những vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran. Theo Baodatviet Samsung ngừng sản xuất điện thoại tại Trung Quốc; Nga 'bật đèn xanh' cho Huawei phát triển 5G; Bản đồ số của người Việt đi vào hoạt động,... là những thông tin nổi bật trong bản tin công nghệ thứ 7 tuần này.Huawei bị tố vi phạm bằng sáng chế của Tập đoàn Công nghệ Israel SolarEdge Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng tại TQ, Nga 'bật đèn xanh' cho Huawei