- Góp vốn xây dựng dự án từ thế kỷ trước,áchmuađấtthếkỷtrướctrởlạibaovâychủđầutưltd fa cup tới nay chủ đầu tư chưa giao được nền nhà. Sau nhiều cuộc họp căng thẳng, nhiều người góp vốn tiếp tục kéo tới “bao vây” Tranimexco, để yêu cầu công ty này thực hiện dự án theo đúng thỏa thuận.
HoREA khuyên đại gia địa ốc học theo Donald Trump
Bùng nổ tranh chấp chung cư, dân xã hội đen xuất hiện
Chủ đầu tư thất hứa
Ngày 19/12, khoảng 50 người mặc áo đỏ, in các dòng chữ “Tranimexco bội ước, dự án Trường Thọ 20 năm kêu cứu”, “Tranimexco trả đất cho chúng tôi” đã tập trung trước trụ sở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng công trình (Tranimexco) tại số 20, đường D1, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM, để đòi gặp Tổng giám đốc công ty này.
Những người mặc áo đỏ này là những người góp vốn tại dự án Khu nhà ở cán bộ công nhân viên (CBCNV), tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM. Còn Tranimexco là đại diện chủ đầu tư dự án này.
Sau đó, Lực lượng Công an phường Tân Hưng đã phải có mặt, yêu cầu các bên ngồi lại làm việc để giải quyết vấn đề. Đồng thời, yêu cầu hai bên tự thỏa thuận để giải quyết. Nếu không giải quyết được thì liên hệ với UBND và Tòa án quận Bình Thạnh, Thủ Đức để giải quyết.
Tại buổi làm việc, những người góp vốn yêu cầu Công ty Tranimexco bàn giao biên bản thẩm tra dự toán và thiết kế trong thời hạn 7 ngày như đã thống nhất.
Ngoài ra, người góp vốn cũng yêu cầu Công ty Tranimexco dừng việc thi công san lấp tại dự án, cho tới khi xác định được khối lượng, đơn giá cụ thể, thông qua đấu giá công khai.
Những người góp vốn “bao vây” trụ sở Công ty Tranimexco |
Theo những người góp vốn, vào ngày 22/11, Công ty Tranimexco đã tổ chức cuộc họp với toàn bộ những người góp vốn tại dự án. Tại cuộc họp, những người góp vốn đã đưa ra nhiều yêu cầu liên quan tới việc thực hiện dự án như: Tiến độ, thu chi tài chính, thành phần tham gia thi công - giám sát…
Khi đó, ông Vũ Văn Hưng, Tổng giám đốc Công ty Tranimexco khẳng định sẽ thực hiện dự án theo đúng pháp luật. Ông Hưng cũng nói sẽ thi công thực hiện dự án theo phương thức đấu thầu công khai hoặc chỉ định thầu theo quy định của nhà nước. Công ty Tranimexco đang kiểm tra hồ sơ thiết kế và dự toán trong 10 ngày và sẽ cung cấp cho người góp vốn…
Tuy nhiên, tới ngày 10/12 Công ty Tranimexco mới cung cấp bản thiết kế và dự toán chưa được thẩm tra cho người góp vốn. Đồng thời thông báo rằng thời gian thẩm tra hồ sơ thiết kế và dự toán là 7 ngày.
Vậy nhưng, tới ngày 19/12, người góp vốn vẫn chưa nhận được thông báo gì về bản thẩm tra thiết kế và dự toán. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người góp vốn kéo tới “bao vây” trụ sở Công ty Tranimexco để đòi Tổng giám đốc công ty này trả lời thỏa đáng.
Gần 20 năm chờ đợi, chủ đầu tư tiếp tục hứa
Tại buổi làm việc sáng 19/12, ông Vũ Văn Hưng, lại tiếp tục hứa đến ngày 28/12 sẽ thông báo kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế và dự toán. Đồng thời cho rằng, Công ty Tranimexco sẽ triển khai dự án theo đúng quy định của pháp luật, những ai có yêu cầu gì liên quan tới dự án thì phải có văn bản cụ thể.
Được biết, năm 2001, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 (Cienco 6) ra quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng khu nhà ở cho CBCNV, với quy mô 86.568m2. Kinh phí thực hiện dự án từ nguồn đóng góp tự nguyện của CBCNV. Công ty Tranimexco làm đại diện chủ đầu tư, quản lý, điều hành dự án.
Từ tháng 3/1999, khi dự án đang trong giai đoạn lập đề án, Tranimexco đã bắt đầu thu tiền góp vốn. Sau đó, Tranimexco ký thỏa thuận góp vốn với CBCNV để huy động vốn thực hiện dự án thông qua đại diện công đoàn công ty.
Tuy nhiên, trải qua gần 20 năm, dự án vẫn chỉ là một bãi cỏ, tốn tiền thuê cắt. Nhiều CBCNV hiện đã về hưu nhưng vẫn chưa nhận được nền để xây nhà.
Sau gần 20 năm chờ đợi, tới tháng 10/2018 rất đông người góp vốn dự án này đã tụ tập trước trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND quận Thủ Đức, TP.HCM, để kiến nghị các cơ quan này vào cuộc giải quyết.
Từ đó đến nay, Công ty Tranimexco đã tỏ ra có thiện trí trong việc thực hiện dự án. Tuy nhiện, hiện tại tất cả vẫn đang dừng ở lời hứa và người góp vốn vẫn phải tiếp tục chờ đợi.
Mạnh Đức
Cùng với cơn sốt đất hồi đầu năm 2018, các dự án “ma” cũng nở rộ. Bên cạnh đó, nhiều dự án bán đất gần 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giao nền, kéo theo tình trạng khách hàng căng băng rôn, cầu cứu nhiều nơi.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)