8 năm trước,ổicùngthànhkiệntướkết quả trận club leon Hoàng Gia Bảo và Hoàng Gia Linh (sinh năm 2006, Hà Nội) được nhiều người biết tới khi lọt vào top 4 cuộc thi Vietnam's Got Talent. Cặp song sinh này sau đó đã cùng nhau “chinh chiến” ở nhiều đấu trường trong nước và quốc tế.
Suốt 12 năm thi đấu, Gia Bảo và Gia Linh đạt hơn 1.000 huy chương, 200 cúp vô địch ở các cuộc thi dancesport. Gần đây nhất, vào tháng 10/2023, hai anh em cùng giành giải Vô địch Khiêu vũ thể thao quốc gia và được phong kiện tướng quốc gia vào cuối tháng 12.
“Để có được kết quả như vậy, cả hai anh em đã phải nỗ lực tập luyện trong suốt nhiều năm. Dẫu vậy, chúng em luôn nghĩ đó vẫn đang là một hành trình chứ không phải đích đến. Mục tiêu cao hơn của hai anh em là được vươn ra thế giới”, Gia Linh nói.
Gia Bảo hiện theo học tại trường Marie Curie, còn Gia Linh theo học Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Cả hai anh em được mẹ cho tiếp xúc với dancesport từ khi mới 5 tuổi.
Thời điểm ấy, Gia Bảo bị viêm phế quản co thắt nên thường xuyên mệt mỏi, trong khi Gia Linh lại mải mê với tivi, điện thoại. Vì vậy, chị Lê Thị Thanh Huyền quyết định cho hai con thử sức với cả hát, võ, nhảy, múa... tại nhà văn hóa Cầu Giấy để cải thiện sức khỏe.
Khi học dancesport, cô giáo phát hiện ra Linh, Bảo có khả năng với bộ môn này. Vì thế, cô đã gặp riêng mẹ và gợi ý nên cho hai anh em theo đuổi dancesport chuyên nghiệp.
“Khi ấy, cô giáo khen các con có năng khiếu, cảm thụ âm nhạc tốt, nếu kết hợp thành một cặp nhảy sẽ rất có tiềm năng. Vì các con cũng hứng thú nên gia đình quyết định cho con thử sức, dẫu vậy bố mẹ cũng không đặt nhiều kỳ vọng. Nhưng không ngờ, nhờ quá trình tập nhảy, Gia Bảo cũng khỏi viêm phế quản co thắt từ lúc nào không hay”, chị Huyền nói.
Cũng kể từ ấy, hai anh em đồng hành với nhau trong quá trình tập luyện. Cả hai nhanh chóng trở thành cặp đôi “thần đồng” gặt hái được nhiều thành công tại các giải đấu.
Năm học lớp 1, lần đầu tiên tham dự giải Vô địch trẻ toàn quốc tại Quảng Ninh, hai anh em đã “ẵm” Huy chương Vàng và Đồng ở 4 nội dung. Cả hai cũng có 4 năm liên tiếp tham dự King's Cup ở Thái Lan và vô địch trong 2 năm 2017, 2018. Đây cũng là giai đoạn hai anh em tham gia nhiều giải đấu nhất, khoảng chục giải lớn nhỏ mỗi năm.
12 năm gắn bó với bộ môn dancesport, Gia Linh cho biết việc bị trật khớp, bong gân, chân tay va đập xuống sàn trong lúc tập luyện là điều rất bình thường.
Ngoài vấn đề ấy, khó khăn nhất vẫn là chuyện sắp xếp thời gian để cân bằng giữa việc học trên lớp và tập luyện. Gia Bảo kể, có những hôm cả hai về nhà khi đã là 11 giờ đêm, sau đó tiếp tục ngồi vào bàn hoàn thành bài tập trên lớp. Vì học trường chuyên, Gia Linh có những lúc bận mải hơn anh trai. Nhiều hôm, Linh phải thức đến 1-2 giờ sáng để hoàn thành bài vở, sáng hôm sau vẫn thức dậy đi học, sau đó đi nhảy bình thường.
Thời điểm hiện tại cả hai đều học lớp 12, không còn nhiều thời gian tập luyện như trước đây. Dẫu vậy, hai anh em vẫn cố gắng sắp xếp khoảng 2-3 buổi trong tuần để tự tập luyện và 2 buổi tập cùng các thầy cô tại Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội.
Với guồng quay như vậy nhưng Linh cho rằng, hai anh em vẫn liên tục phải rèn luyện hàng ngày để trau dồi kỹ thuật, do cả hai “vẫn chưa đạt được đến mức hoàn hảo”.
“May mắn nhất do bạn nhảy của em là anh trai nên cả hai rất hiểu nhau. Chẳng hạn ở những nội dung thi cặp đôi, hai anh em có một số lợi thế, như chỉ cần một người ra tín hiệu là người còn lại biết tiếp theo sẽ phải làm gì”, Linh nói.
Một điều may mắn khác là trong các cuộc thi lớn nhỏ, kể cả thi đấu ở Singapore, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông hay Trung Quốc, cả hai anh em đều có mẹ đồng hành. “Dẫu mẹ không nằm lòng các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực này, nhưng mẹ lại rất chu đáo lo toan cho hai anh em trong vấn đề quần áo, tóc tai, bữa ăn, giấc ngủ. Có mẹ đồng hành, chúng em không phải lo lắng điều gì”, hai anh em chia sẻ.
Chị Thanh Huyền cho biết Gia Linh, Gia Bảo sinh ra trong gia đình không có ai làm nghệ thuật hay có năng khiếu về thể thao. Ban đầu, vợ chồng chị muốn con học nhảy để rèn luyện sức khỏe và giúp cuộc sống của các con phong phú hơn, nhưng hiện tại bộ môn này đã trở thành năng lượng và là cuộc sống của các con.
“Các con đam mê tới mức, khi bị điểm kém, mẹ nói rằng sẽ cho nghỉ nhảy, các con đều rất sợ và hứa sẽ cân bằng tốt cả hai việc. Tôi luôn hướng các con tới những điều bản thân mong muốn chứ không đặt áp lực bởi thành tích hay phải kiếm ra tiền từ bộ môn này”, chị Huyền nói.
Dẫu bận mải với việc tập luyện, Gia Bảo và Gia Linh vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi ở trường trong suốt nhiều năm. Trong năm học vừa qua, Gia Linh đạt điểm tổng kết 9,4/10, nằm trong top 7 của lớp. Mục tiêu của Linh là thi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và xem việc nhảy như một niềm đam mê.
Trong khi đó, Gia Bảo vẫn hướng đi theo bộ môn này lâu dài và có thể trở thành huấn luyện viên hoặc trọng tài quốc tế chuyên nghiệp.
Hiện tại, ngoài là vận động viên chuyên nghiệp thuộc sự quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Gia Bảo còn tham gia giảng dạy tại một trung tâm nghệ thuật. Mong muốn của Bảo là được truyền cho các bạn nhỏ có thêm kiến thức và tình yêu với bộ môn dancesport.
Cặp anh em vô địch giải trượt băng châu Á, nói tiếng Anh 'cực siêu'Trót mê mẩn bộ môn trượt băng trong một lần đi qua trung tâm thương mại, Minh và Chi không ngờ, bộ môn này lại có thể đem đến cho hai anh em nhiều thành tích ở các giải đấu quốc gia, quốc tế.
(责任编辑:Cúp C2)
Link xem trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan, 15h ngày 27
Khám phá những điểm đến hấp dẫn trong năm 2024 cùng GTrip
Thị trấn 'sôi sùng sục' ở Nhật Bản
Cây cầu không phải để đi mà 'để hôn nhau' của Việt Nam lên báo Mỹ
Phát hiện rợn người khi mở hộp 'quà' trong tủ đá
KDI Holdings ký kết hợp tác đồng hành thương hiệu phát triển căn hộ Flex Home
Thú 'tiêu tiền như rác' của hội con nhà giàu
Những địa điểm tuyệt vời để chụp ảnh cưới ở miền núi cao
Khánh Thy 'Hương vị tình thân' đáng trách hay đáng thương?
Du khách Mỹ thử chuột đồng nướng mọi ở Đồng Tháp và cái kết 'khó tin'
Khởi công đường đua F1 tại Hà Nội
Giáo viên phạt học sinh lớp 5 squat 300 lần, 2 em nhập viện cấp cứu