Tôi là tác già bài viết "Bốn lần đi làm giấy tờ vì sự nhiêu khê". Tôi cho rằng mình không sai dù theo quy định hiện tại phải chính chủ mới được nhận hồ sơ. Nhân đây,ànhchính phiềnhàvì đúng quytrìsoi kèo barca vs real tôi cũng xin giải thích rõ hơn đôi điều như sau để cac bạn độc giả hiểu hơn về câu chuyện:
1. Hồ sơ tôi nhận không phải là bản chính mà là bản sao. Nếu ai có dịp đi công chứng hồ sơ bằng cấp ở các cơ quan nhà nước thì hiểu không cần phải đúng chính chủ đi làm thủ tục mà chỉ cần có bản chính là được. Tôi đã đem đủ các bản chính của bằng cao nhất là bằng Đại học, bản chính của bản sao bằng Cao đẳng thất lạc được cấp trước đó, các bảng điểm liên quan và tất cả đều cùng trường cấp? Thậm chí, tôi còn đem cả Đăng ký kết hôn theo. Vậy đề nghị được cấp bản sao của tôi thay chồng mình có gì bất hợp lý?
2. Theo sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 cũng như để hạn chế nguy hiểm bởi dịch bệnh, các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay đã khuyến khích hạn chế giao dịch trực tiếp. Thậm chí, các thủ tục như thành lập công ty, khai thuế cũng đã không cần phải đến trực tiếp. Tôi cũng tra cứu và được biết việc gửi qua bưu điện các bản sao bằng cấp hay các xác nhận cũng được thực hiện ở các trường đại học, cao đẳng.
Vậy nếu học viên vì lý do cá nhân không thể đến, tại sao trường không thể gửi bưu điện nếu không thể tạo điều kiện gửi trả hồ sơ cho người thân học viên? Tôi cũng cho rằng nếu cần phải đi ra bưu cục nhận trực tiếp thì cũng chắc chắn tiện lợi hơn là đi đến trường, nhất là khi kẹt xe và nhiều đường cấm ôtô như hiện nay.
3. Về việc Hiệu trưởng khẳng định sẽ tạo điều kiện nhận giấy tờ cho sinh viên bằng cách để nhân viên làm việc đến 23h khuya khiến tôi thật sự bất ngờ. Bạn có vui không khi bị sếp yêu cầu bạn phải làm thêm việc đặc biệt vào lúc 23h đêm dù ngay cả là ca trực? Một vài người sẽ chấp nhận dễ dàng mọi thứ miễn là có lợi cho bản thân. Tuy nhiên, tôi không phải là người như vậy và vì vậy tôi từ chối. Nếu vì lợi ích của mình mà khiến quyền lợi của cá nhân khác bị ảnh hưởng đó là điều tôi không muốn làm. Tôi muốn đòi hỏi một dịch vụ tốt hơn chứ không phải là một ưu đãi không công bằng.
Những quy định, thủ tục luôn cần được hoàn thiện và thay đổi theo thời gian để tăng hiệu quả và tiện lợi thay vì chỉ mang mục đích "hành là chính". Một trong những trách nhiệm của người đứng đầu là xem xét, thay đổi quy định nếu hoàn cảnh thực tế là cần thiết thay vì chỉ đơn giản trả lời "theo quy trình". Việc thay đổi điều chỉnh luật phải phù hợp cả về lý và tình, chứ không chỉ đơn giản là cảm tính hay tùy tiện dùng quyền để áp đặt.
Ngoài ra, việc hứa hẹn tùy tiện thì thường sẽ dễ dàng bị bỏ qua. Bằng chứng là sau khi tôi cung cấp số điện thoại để trường gọi xác nhận với chồng, tôi đề nghị làm bản sao thì lại bị yêu cầu phải đúng chính chủ lên mới được nhận, dù trước đó tôi đã được hẹn với điều kiện khác.
Có người nói tôi hãy chọn một cách dễ dàng hơn, chồng chỉ cần nghỉ một buổi làm, tuy nhiên tôi sẽ không làm vậy. Bất cứ ai làm việc ở những doanh nghiệp nước ngoài và công việc có trọng trách sẽ thấy khó mà thừa ra thời gian để có thể làm việc riêng. Việc nghỉ làm là rất hiếm, nhất là khi công việc liên quan đến sản xuất dây chuyền. Ngoài ra, đây chỉ là một thủ tục giấy tờ nhỏ, nhưng tôi không ngờ thủ tục lại quan liêu, phiền phức đến thế.
Sự việc tôi chia sẻ hiện vẫn đang diễn ra và chưa kết thúc do đợt nghỉ Tết sớm vì Covid và sau đó là nghỉ Tết Nguyên Đán. Tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh để làm cho rõ ràng.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.