Túi nylon được phát minh bởi kỹ sư người Thụy Điển Sten Gustaf Thulin vào năm 1959. Thulin cho rằng,àphátminhtúinylonNguyệnvọngbanđầucủachalàcứutráiđấty le keo bong da tv việc sử dụng túi giấy buộc chúng ta phải chặt phá rừng. Điều này sẽ không tốt cho môi trường.
So với túi giấy, túi nylon chắc chắn hơn và có thể sử dụng nhiều lần. Phát minh của ông quả thực rất tiện lợi. Chiếc túi của ông Thulin đã được cấp bằng sáng chế và đến giữa thập niên 1960, túi nylon đã phổ biến khắp châu Âu, dần dần thay thế cho túi giấy và túi vải.
Vào năm 1979, túi nylon đã chiếm lĩnh 80% thị trường đóng gói châu Âu. Năm 1982, hai chuỗi siêu thị lớn nhất của Mỹ cũng đổi sang sử dụng túi nylon. Tới khoảng những năm 2000, túi nylon đã toàn thay thế cho túi giấy trên toàn thế giới.
Mục đích ban đầu của ông Sten Gustaf Thulin khi phát minh ra túi nylon lại là muốn cứu lấy trái đất.
Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc ước tính, túi nylon hiện đang được sản xuất với tốc độ một nghìn tỷ chiếc mỗi năm. Và cho tới năm 2050, số lượng rác nylon trong đại dương sẽ nhiều hơn cả số lượng cá.
Raoul Thulin, con trai của ông Sten Gustaf Thulin cho rằng, bản thân cha mình có lẽ cũng rất sốc khi mong muốn ban đầu của ông nhằm cứu lấy trái đất, nhưng nay lại trở thành một vấn nạn lớn mà cả thế giới và đại dương đang phải đối mặt.
“Mỗi khi ra ngoài, trong túi cha tôi thường mang một cái túi nylon. Nhưng có lẽ ông không thể ngờ rằng mọi người lại có thể tùy tiện vứt bỏ túi nylon như vậy”, Raoul Thulin nói.
Hiện nay hơn 20 quốc gia đã bắt đầu cấm sử dụng túi nylon. Tuy nhiên, lựa chọn thay thế cũng không phải dễ dàng.
Mặc dù lựa chọn túi giấy hay bông sẽ làm giảm lượng rác thải, nhưng chúng cũng đem đến những tác động khác cho môi trường.
Theo số liệu của Cục bảo vệ môi trường nước Anh, một chiếc túi giấy phải được sử dụng 3 lần để thân thiện với môi trường như một chiếc túi nylon tái chế. Quá trình sản xuất túi giấy cũng phải tiêu hao một lượng nước và năng lượng lớn hơn. Chúng nặng và gây hao phí rất nhiều chi phí vận chuyển.
Còn đối với túi bông dệt nghe có vẻ bảo vệ môi trường, nhưng trong quá trình trồng bông để chế tạo túi bông cũng phải tiêu tốn rất nhiều nước và tài nguyên. Ước tính, cần phải tái sử dụng ít nhất 131 lần mới có thể bảo vệ môi trường so với việc tái sử dụng túi nylon.
Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các túi nylon không được tái chế mà lại được đem tới các bãi rác để chôn. Trong môi trường tự nhiên, túi nylon cần mất khoảng 1000 năm mới có thể hoàn toàn phân hủy.
Trường Giang (Theo Independent)
Nghiên cứu in 3D xương và da giúp cấp cho việc cứu các tai nạn trên vũ trụ, phóng tàu vũ trụ năng lượng mặt trời hay lắp kính viễn vọng không gian mạnh nhất,... là những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học vũ trụ của năm 2019.