Sáng 28/12,ủtướnggợiýđổitênBộTTTTthànhBộTruyềnthôngvàKinhtếsốlịch thi đấu vdqg mexico tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT)
Với mục tiêu “Nâng cao thứ hạng Việt Nam” và phương châm hành động là “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”, ngay từ những ngày đầu năm 2019, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành TT&TT nói chung và Bộ TT&TT nói riêng đã khẩn trương, quyết liệt, đổi mới cách nghĩ, cách làm.
Nhờ vậy, ngành TT&TT đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, đóng góp tích cực vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của đất nước. Các chỉ số tăng trưởng của các lĩnh vực thuộc Ngành đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, từ đó góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng trưng bày các thiết bị viễn thông 5G do Việt Nam tự sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt |
Ngành TT&TT tăng trưởng và đổi mới trong năm 2019
Theo báo cáo về Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính năm 2019 do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) công bố về thứ hạng, Việt Nam xếp thứ 45/172 quốc gia (tăng 5 bậc so với năm 2018).
Trong lĩnh vực viễn thông, điểm đánh giá chỉ số IDI của Việt Nam đạt xấp xỉ 5,57 điểm, xếp hạng 81 (ngang với Trung Quốc và Iran). Việt Nam cũng đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng về an toàn, an ninh mạng toàn cầu do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đánh giá.
Từ thứ hạng 100 năm 2017, trong năm 2019, Việt Nam đã tăng 50 bậc trong bảng xếp hạng về an toàn an ninh mạng toàn cầu (Global Cyber- Security Index) và vươn lên đứng thứ 50 trong tổng số 175 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Việt Nam cũng được đánh giá là nước có số lượng mã độc di động thấp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Các thiết bị 5G Make in Việt Nam. Việt Nam là quốc gia thứ 5 trên thế giới tự sản xuất được thiết bị 5G. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong lĩnh vực công nghiệp ICT, lần đầu tiên Việt Nam tuyên bố Chiến lược “Make in Viet Nam - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng 140 quốc gia của WEF, với việc tăng 10 bậc về chỉ số GCI (từ vị trí 77 năm 2018 lên thứ hạng 67).
Trong đó, chỉ số thành phần về ứng dụng CNTT-TT (ICT adoption) đóng vai trò hết sức quan trọng khi tăng hơn 50 bậc từ thứ hạng 95 (năm 2018) lên thứ hạng 41.
Tổng doanh thu toàn ngành TT&TT dự kiến đạt 3.100.000 tỷ đồng (gần 135 tỷ USD), tăng 8,8% so với năm 2018, nộp ngân sách đạt 99.820 tỷ đồng (hơn 43 tỷ USD), tăng 23,4% so với năm 2018.
Lĩnh vực báo chí, truyền thông đã phản ánh đúng dòng chảy của xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận và niềm tin của xã hội.
Những thông điệp mạnh mẽ của ngành TT&TT
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, những sự kiện năm 2019 của ngành TT&TT đã truyền đi những thông điệp mạnh mẽ.
Bộ mã bưu chính đến địa chỉ và khả năng giao hàng đến 24 triệu hộ gia đình Việt Nam là thông điệp về một hệ thống bán lẻ với 24 triệu siêu thị. Siêu thị điện tử sẽ hiện diện trong từng hộ gia đình và mạng lưới bưu chính chuyển phát sâu rộng sẽ đảm bảo dòng chảy vật chất của giao dịch thương mại điện tử.
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Thử nghiệm 5G năm 2019 và thương mại hóa vào năm 2020 là tuyên bố từ nay Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ, không còn độ trễ 7, 8 năm như đối với 3G, 4G. Chúng ta chỉ có thể thay đổi thứ hạng Việt Nam nếu đi cùng nhịp với nhóm dẫn đầu thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Tắt sóng 2G là thông điệp mạnh mẽ về việc muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ. Việc tắt sóng 2G và hỗ trợ máy 4G cho người dân sẽ giúp Việt Nam thành một số ít trong các nước với 100% là máy điện thoại thông minh và sẵn sàng cho công dân điện tử.
Việc cho phép nhà mạng viễn thông thí điểm Mobile Money là một chủ trương lớn của Chính phủ về việc giao cho nhà mạng đảm nhận thêm vai trò của các nền tảng mới. Đó là nền tảng số, nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt,... Mạng viễn thông có thể đảm nhận tốt vai trò của các nền tảng khác, giúp đất nước chuyển đổi số nhanh hơn.
Quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) và có cơ quan điều phối thống nhất trong khi vẫn duy trì sự chủ động của các bộ ngành và tỉnh thành là thông điệp về sự kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán.
Sự ra đời của Liên minh phát triển hệ sinh thái các sản phẩm an toàn an ninh mạng Việt Nam và việc đưa vào vận hành hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng cho CPĐT là những thông điệp mạnh mẽ về phát triển Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ về các thông điệp được ngành TT&TT đưa ra trong năm 2019. Ảnh: Trọng Đạt |
Tại diễn đàn Make in Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức truyền đi thông điệp về phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, về chuyển dịch từ lắp ráp gia công sang làm các sản phẩm Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp cũng đã cam kết thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, coi sản phẩm Việt Nam như một sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ.
Diễn đàn báo chí và công nghệ tháng 11/ 2019 là thông điệp gửi đi về việc cơ quan quản lý nhà nước không chỉ quản lý mà còn tạo điều kiện cho báo chí phát triển, tìm cách chuyển đổi số, đưa công nghệ vào làm báo.
Việc Thủ tướng Chính phủ ký quy hoạch báo chí là lời khẳng định về việc muốn phát triển tốt thì phải quản lý tốt hơn, về xử lý tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Các cơ quan chủ quản báo chí phải quản lý cơ quan báo chí của mình hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích.
Trong năm qua, Bộ TT&TT cũng đã chính thức tuyên bố sự vi phạm luật pháp của một số mạng xã hội nước ngoài và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Đây là thông điệp mạnh mẽ về việc bất kỳ doanh nghiệp nào, dù trong nước hay nước ngoài nếu làm ăn tại Việt Nam đều phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền trên mọi không gian, trong đó có không gian mạng
Năm 2020, sự kiện viễn thông lớn nhất thế giới sẽ diễn ra tại Việt Nam với sự tham gia của trên 120 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên sự kiện này thay đổi tên gọi từ Triển lãm Viễn thông Thế giới thành Triển lãm Thế giới Số theo đề xuất của Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, vị thế mới cho phép Việt Nam tham gia chủ động, sâu rộng và tự tin hơn trong các sự kiện quốc tế.
Việt Nam có thể là biểu tượng về sự trỗi dậy của châu Á
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vui mừng và phấn khởi khi chứng kiến những kết quả tích cực của ngành TT&TT. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, điều này chứng tỏ rằng những lời nói của Bộ TT&TT đã đi đôi với việc làm.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 2019 là năm mà Việt Nam phát triển toàn diện cả về kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng. Trong sự tăng trưởng đó không thể không nhắc tới những đóng góp của Bộ TT&TT.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng trước thông tin Việt Nam đã tự sản xuất thành công thiết bị 5G. Ảnh: Trọng Đạt |
Nhìn lại các kết quả đạt được trong năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các lĩnh vực thuộc sự quản lý của Bộ TT&TT đã có nhiều tiến bộ, nhiều điều đáng mừng, kể cả trong lĩnh vực quản lý nhà nước lẫn sự phát triển của các doanh nghiệp. Báo chí và các lĩnh vực khác đều có bước trưởng thành, tiến bộ. Sự tiến bộ của ngành TT&TT tương đối toàn diện, tiến bộ toàn diện hơn năm trước.
Thay mặt Chính phủ và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng của các cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành TT&TT đối với những đóng góp cho thành công chung của đất nước Việt Nam.
“Tôi cũng biểu dương sự quyết tâm, ý chí cao, có trình độ bao quát cũng như giải quyết vấn đề cụ thể của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trong sự phát triển của toàn ngành”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao sự phát triển của các doanh nghiệp CNTT, bao gồm cả khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Thủ tướng khẳng định các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chính là nền tảng quan trọng để đất nước phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng trước những kết quả tích cực của ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Định hướng cho thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TT&TT phải xây dựng được mạng lưới chuyển phát sâu rộng tới từng hộ gia đình nhằm tạo nền tảng cho TMĐT.
Đối với lĩnh vực viễn thông, Thủ tướng ghi nhận sự thành công bước đầu của việc thương mại hoá 5G bằng thiết bị Việt Nam. Thủ tướng cũng thống nhất với kiến nghị của Bộ TT&TT về việc tắt sóng 2G để chuyển nhanh hạ tầng viễn thông lên công nghệ mới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam phải trở thành thủ đô về việc sản xuất smartphone. Việc tắt 2G cũng sẽ góp phần tăng lượng tiêu thụ các thiết bị mới.
Nhà mạng viễn thông phải đảm nhiệm thêm vai trò cung cấp hạ tầng số, hạ tầng thanh toán không tiền mặt. Tuy vậy, Thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ TT&TT cần tăng trách nhiệm quản lý nhà nước và xử lý triệt để rác viễn thông, SIM rác, tin nhắn rác,...
Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp công nghệ trong nước, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ TT&TT cần trực tiếp thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn trên toàn cầu.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam có thể là biểu tượng tiếp theo về sự trỗi dậy của một quốc gia châu Á. Chính phủ coi kinh tế số là động lực quan trọng để đưa Việt Nam tiến nhanh, đi tắt trong phát triển. Do vậy, Thủ tướng gợi ý về một tên gọi mới cho Bộ TT&TT, đó là Bộ Truyền thông và Kinh tế số.
Trước những chia sẻ và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi lời cảm ơn Thủ tướng đã khích lệ, chỉ ra những tồn tại và định hướng cho sự phát triển của ngành TT&TT. Bộ TT&TT cam kết sẽ lấy tinh thần phụng sự tổ quốc làm hành động, góp phần vì một Việt Nam hùng cường.
(Quý độc giả có thể theo dõi toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại đây)
Trọng Đạt
Trong năm 2019, Bộ TT&TT đã rất tích cực trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy thử nghiệm 5G, cũng như kêu gọi phát triển các sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam với phương châm để người Việt chuyển từ làm thuê sang làm chủ.