Trước khi trở thành F0 và chuyển qua Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 để điều trị,ữđiềudưỡngFhỗtrợbệnhnhâlịch ngoại hạng tuần này chị Lê Thị Kiều My (30 tuổi) là điều dưỡng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp. Không may bị phơi nhiễm trong quá trình tham gia công tác tuyến đầu phòng, chống Covid-19, nhưng chị chưa bao giờ hối hận vì quyết định của mình.
Tham gia tuyến đầu chống dịch sau gần 2 tháng mổ khối u Mở đầu năm 2021 là một biến cố lớn trong cuộc đời của nữ điều dưỡng Lê Thị Kiều My. Sau những cơn đau bụng quằn quại, một ngày đang làm việc, chị bị chảy máu ồ ạt, “như sản phụ bị băng huyết”. Được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu, chị hốt hoảng nghe bác sĩ thông báo bị ung thư buồng trứng, cả hai bên. Ngày 15/4, khoảng 3 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, chị được mổ cắt bỏ buồng trứng bên trái tại Bệnh viện Ung bướu. Bác sĩ nói, vì khối u bên phải còn nhỏ, và vì chị chuẩn bị lập gia đình, nên hi vọng có thể giữ lại cho chị cơ hội làm mẹ. Vốn được lãnh đạo duyệt cho nghỉ một tháng rưỡi để dưỡng sức sau ca mổ, nhưng chị chỉ nghỉ nửa tháng rồi xin đi làm sớm. “Cái nghề vốn luôn tay luôn chân, phải nghỉ ở yên một chỗ khiến tôi cảm thấy không quen”, chị My tâm sự.
Cuối tháng 5, dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM, chị My cũng từng đắn đo suy nghĩ về việc tham gia tuyến đầu chống dịch. Chị lo ngại sức khỏe của mình, nếu không may nhiễm bệnh có thể mang lại gánh nặng cho đồng nghiệp. Nhưng rồi chị quyết tâm đăng ký tham gia, bởi “tinh thần nghề nghiệp không cho phép sợ hãi”. Từ đầu tháng 6, chị bắt đầu tham gia công tác lấy mẫu, tiêm chủng cộng đồng ở một số điểm tại quận 8 và TP.Thủ Đức. Dù luôn cố gắng tuân thủ quy tắc 5K trong suốt quá trình làm việc, nhưng điều không may đã đến. Ngày 12/7, một số đồng nghiệp của chị dương tính với nCoV, nhiều người trong số đó không có triệu chứng. Chị My cũng thành F0 một ngày sau đó. Chị là người có tất cả những triệu chứng của một bệnh nhân mắc Covid-19: sốt, ho, đau họng, nôn ói, tiêu chảy... Đổ bệnh cũng không cho phép mình gục ngã Trong số những đồng đội bị phơi nhiễm, chị My là người bị “hành” nặng nhất. Vài ngày đầu, những triệu chứng của Covid-19 khiến chị kiệt quệ, cơ thể đau nhức, mất ngủ, chị phải nhờ những viên thuốc mới có thể mê man. Từ sâu trong tiềm thức, chị luôn nhủ rằng không được gục ngã. Chị trải lòng: “Đối với người bệnh ung thư, mắc phải Covid-19 sẽ rất nguy hiểm. Tôi luôn tự động viên mình ăn uống, giữ vệ sinh, tập vận động, tinh thần lạc quan. Ngoài ra còn nhờ các anh chị chăm sóc nên tôi đã vượt qua quãng thời gian đó”.
Vừa bình phục được đôi chút, chị liền tham gia “tác chiến” cùng với những “đồng nghiệp F0” ngay trong khu điều trị. Ngoài hỗ trợ các bác sĩ trong lúc khám bệnh, chị cùng các diều dưỡng khác cũng hướng dẫn mọi người cách tự chăm sóc mình, lau mát, vệ sinh nơi ở cho sạch sẽ, động viên tinh thần... Mới hôm rồi, nhóm của chị cũng đã kịp thời sơ cứu một bệnh nhân Covid-19 không may đột quỵ. “Ở bệnh viện, lượng bệnh nhân đông, nhiều khi các nhân viên y tế không thể bao quát hết được. Vì vậy, chúng tôi có nói với mọi người, chúng tôi là F0 nhưng cũng là nhân viên y tế, nếu cần giúp đỡ thì cứ tới gọi, cái gì giúp được chúng tôi sẽ giúp, còn không thì sẽ báo xuống lực lượng y tế phía dưới”, chị chia sẻ.
Có thể được làm nghề, kể cả khi mình đang là bệnh nhân, đối với chị My là hạnh phúc. Suốt quãng thời gian dịch Covid-19 bùng phát, dù là tham gia lực lượng tuyến đầu vất vả, hay khi nhiễm bệnh đến kiệt quệ, nhưng chưa bao giờ nản lòng. Điều chị lo lắng nhất là sự an toàn của gia đình, khi dịch bệnh bủa vây. Chỉ trong nửa năm, vừa phát hiện bệnh ung thư, rồi lại nhiễm Covid-19, nhưng ở trước mẹ và các em, chị chưa từng hé lộ một chút buồn phiền hay sợ hãi. “Tôi là điểm tựa của mẹ, nếu tôi ngã xuống, mẹ biết phải làm sao”, chị cười hiền lành. >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất Khánh Hòa Bác sĩ F0 giấu vợ về chuyến công tác đặc biệt nhất cuộc đờiPhơi nhiễm Covid-19 trong lúc làm việc, các y bác sĩ không may trở thành F0 nhưng vẫn tiếp tục sát cánh cùng đồng đội tại bệnh viện dã chiến. |