Thông tin này được nêu tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
Hiện tại,óthểđánhthuếmuabánnhàđấttheothờigiansởhữsố liệu thống kê về liverpool gặp bournemouth chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam không phân biệt theo thời gian nắm giữ bất động sản của người chuyển nhượng. Thu nhập chịu thuế từ mua bán nhà, đất được xác định là giá chuyển nhượng từng lần, với thuế suất 2%.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, một số quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ thuế để tăng chi phí cho hành vi đầu cơ và giảm sức hấp dẫn của việc này, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, một số nước còn áp dụng thuế với lợi nhuận thu được từ giao dịch bất động sản căn cứ theo tần suất giao dịch, thời gian mua, bán lại nhà, đất. Nếu thời gian này diễn ra càng nhanh thì thuế suất càng cao và ngược lại.
Cụ thể, tại Singapore, đất mua đi, bán lại trong năm đầu tiên bị đánh thuế 100% trên giá trị chênh lệch mua, bán. Sau 2 năm, mức thuế suất giảm còn 50% và sau 3 năm là 25%. Tại Đài Loan, giao dịch bất động sản thực hiện trong 2 năm đầu sau khi mua áp dụng thuế suất là 45%. Trong 2-5 năm, thuế suất là 35%, trong 5-10 năm thuế suất 20% và sau 10 năm là 15%.
Bộ Tài chính đề xuất có thể thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng nhà đất theo thời gian nắm giữ giống như một số quốc gia trên. Theo Bộ, việc này sẽ giúp thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về sử dụng nhà đất có hiệu quả, quy định mức thuế cao với người sở hữu nhiều bất động sản. Đồng thời, đánh thuế mua bán theo thời gian sở hữu cũng làm giảm tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản.
"Mức thuế suất cụ thể cần được nghiên cứu, xác định phù hợp, phản ánh được thực trạng hoạt động của thị trường bất động sản", Bộ Tài chính nêu. Theo cơ quan này, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo thời gian nắm giữ cũng cần đồng bộ với quá trình hoàn thiện các chính sách có liên quan đến đất đai, nhà ở và hạ tầng công nghệ thông tin.