TheànướccònsởhữuvốntạiSCTVsaukhicổphầnhótỷ lệ cượco Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 phê duyệt "Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020". Theo đó, sẽ có 406 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn trong giai đoạn này. Trong đó năm 2017 có 135 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn, trong đó, Đài Truyền hình Việt Nam và Tổng công ty Saigontuorist mỗi bên sẽ thoái 12,5% vốn khỏi Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontuorist (SCTV) và chỉ còn nắm giữ 37,5% vốn ở doanh nghiệp này. Như vậy là nhà nước sẽ chỉ còn nắm giữ 25% vốn tại SCTV. SCTV là thương hiệu truyền hình trả tiền lớn nhất Việt Nam là đơn vị 100% vốn nhà nước, do VTV và Tổng công ty Saigontuorist mỗi bên sở hữu 50% vốn.
Quyết định 1232 cũng nêu rõ: Việc thoái vốn của công ty nông, lâm nghiệp và các công ty con và công ty liên kết của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp thuộc: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn; Bệnh viện Giao thông vận tải; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam thực hiện theo Quyết định riêng của cấp có thẩm quyền.
Quyết định của Thủ tướng nhằm đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc đảm bảo nguồn thu cho phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2016 - 2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.
Theo danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền do Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử công bố hồi tháng 6/2017, tính tới thời điểm giữa năm 2017 có 15 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền được cấp giấy phép. Bên cạnh những gương mặt lão làng trong lĩnh vực truyền hình như VTVcab, SCTV, AVG, VTC, HTVC, Hanoicab, VNPT, Viettel, K+.