当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >PGS.TS Bùi Xuân Đính: ‘Bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ’_kèo hnay

PGS.TS Bùi Xuân Đính: ‘Bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ’_kèo hnay

2025-01-23 10:38:46 [Cúp C1] 来源:Fabet

PGS.TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học,ùiXuânĐínhBốcmộlàmộtthứcựchìnhcầnbỏkèo hnay Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, phong tục cải táng của người Việt đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường ngày nay.

Dưới đây là trao đổi của PV báo VietNamNet với PGS.TS Bùi Xuân Đính - một chuyên gia nghiên cứu về dân tộc Việt (Kinh) ở đồng bằng về vấn đề này.

{keywords}
PGS.TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

- Là một người có nhiều nghiên cứu sâu về dân tộc Việt, ông có thể cho biết phong tục cải táng có từ khi nào và ý nghĩa ban đầu của tục này?

PGS. TS Bùi Xuân Đính: Theo nghiên cứu của tôi, tục cải táng (hay nhiều nơi còn gọi là bốc mộ, sang cát) xuất hiện muộn, vào khoảng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trở đi.

Thời điểm này, nền giáo dục và khoa cử Nho học được đẩy mạnh, phát triển lên một bước mới, xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ đỗ đạt. Từ đó hình thành quan niệm về ‘đất kết phát của mộ tổ’, dẫn đến sự ra đời của tục cải táng. 

Cũng có một số quan điểm cho rằng, khi bố mẹ mất đi, con cái không kịp mua sắm quan tài tốt để chôn cất, vì thế sau nhiều năm, gia đình mới ‘bốc mộ’ để thay quan tài mới cho người chết. Hoặc do mối kiến, nước lụt nên người ta phải ‘bốc mộ’ sang chỗ mới.

Còn trước đó, theo nhiều tài liệu và bằng chứng khảo cổ thì người Việt xa xưa không có quan niệm về tác động của mồ mả đối với cuộc sống của người đang sống, nên chỉ chôn một lần, không có tục cải táng người chết.

Chỉ từ thế kỷ thứ XV đến nay mới hình thành quan niệm mới về việc cải táng. Cụ thể là con cái phải lo xong việc ‘sang nhà mới’ này mới được coi như hoàn thành nghĩa vụ với bố mẹ, làm tròn chữ ‘hiếu’, rồi mới yên tâm lo tính các công việc khác.

- Trong bối cảnh và cuộc sống ngày nay, theo ông tục cải táng có còn phù hợp?

Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình.

Tôi đã từng chứng kiến nhiều đám bốc mộ, có cảm giác ghê ghê. Tôi tin là nhiều người có cảm giác như tôi.

Thứ nhất, việc bốc mộ gây vất vả cho người sống. Việc bốc mộ thường được làm vào tháng Một (tháng 11 âm lịch) hoặc tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) - thời điểm rét mướt gay gắt nhất trong năm. Thêm nữa, các phần việc thường phải làm vào khoảng 2-3 giờ sáng vì quan niệm thời gian của âm dương đối lập nhau. Thế nên, nếu gặp phải  ngày mưa phùn, gió bấc thì công việc này là một thứ cực hình cho cả người trực tiếp làm lẫn những người quan sát.

Thứ hai là việc cải táng rất tốn kém. Gia đình người chết phải lo rất nhiều chi phí, từ việc mua tiểu, xây mộ mới, cỗ bàn ăn uống… Nhiều nơi, gia chủ phải bày đặt 50-70 mâm cỗ, mời cả họ, thông gia, làng xóm và bạn bè khắp nơi. Chi phí cho một đám bốc mộ này tốn kém không khác mấy so với việc tổ chức tang lễ lúc người thân vừa mất.

Thứ ba là việc bốc mộ rất mất vệ sinh, không an toàn cho người trực tiếp bốc mộ và những người phụ giúp. Ngày nay, nhiều trường hợp, khi bốc mộ, thi thể người chết không phân hủy do chứa nhiều dư lượng thuốc kháng sinh, hoặc đất đai, nước tại khu mộ không thuận lợi cho việc phân hủy, nên không chỉ gây vất vả, mất vệ sinh mà còn gây sự kinh hãi cho người bốc cũng như những người chứng kiến.

{keywords}
Ảnh: Gia đình & Xã hội

Thứ nữa là tục cải táng gây lãng phí đất đai. Theo lệ, ở làng quê nào cũng có khu vực nghĩa trang chôn tạm (hay còn gọi là hung táng). Sau 3 năm hoặc hơn, thi hài tiêu hết thì người ta bốc sang một chỗ khác. Vì thế, việc mai táng rồi lại cải táng sẽ tốn thêm một diện tích đất.

Nếu như trước Cách mạng Tháng Tám 1945, mỗi làng Việt trung bình chỉ có khoảng 1.000 dân, thậm chí có làng chỉ có vài trăm người và có cả một khu nghĩa địa rộng. Người sống, người chết cách xa nhau, không ảnh hướng gì đến nguồn nước. Nhưng ngày nay, dân số tăng lên. Người sống đang ngày càng tiến dần ra phía khu vực chôn người chết. Thậm chí, ở nhiều đô thị, người sống ở ngay cạnh người chết, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước.

Ngoài ra, tục cải táng dễ gây ra mê tín dị đoan, quá tin và chỉ chăm lo vào mồ mả cha ông mà không tin vào cơ sở khoa học, không lo các công việc khác thiết thực hơn.

Ngoài việc gây tốn kém tiền của, thời gian thì việc cải táng nhiều khi còn gây bất đồng, bất hòa, mất đoàn kết giữa anh em trong nhà, thậm chí là trong dòng họ, làng xóm khi giải quyết các phần việc có liên quan.

Cách đây hơn 100 năm, trên tạp chí Đông Dương, Phan Kế Bính - một nhà Nho chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Tây học, đã từng phê phán gay gắt sự phi lý, hão huyền của tục cải táng, tìm đất đặt mộ.

Từ những lý do trên, theo tôi, đã đến lúc cần đẩy mạnh việc tuyên truyền để dần bỏ tục này. Thực hiện hỏa táng, hoặc chôn người chết 1 lần sẽ có nhiều lợi ích hơn cho gia đình, cộng đồng, đất nước, khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đang có những yêu cầu bức thiết về quỹ đất, nguồn vốn, nhân lực, thời gian lao động, vệ sinh môi trường..., mà tục cải táng truyền thống là một trong những tác nhân cản trở việc đáp ứng các yêu cầu trên.

- Theo ông, khó khăn lớn nhất trong việc thay đổi phong tục này là gì?

Đó là tư tưởng, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Tập quán này đã ăn sâu vào tư tưởng của người Việt mấy trăm năm nay rồi. Bây giờ thay đổi tập quán là rất khó, nhất là những tập quán liên quan đến tâm linh. Nó có sức bảo lưu, sức ì rất lớn.

Ngay như trong gia đình tôi, tôi từng nói với các con là sau này bố mẹ chết thì cứ mang đi hỏa táng rồi đưa về quê. Nhưng có người thân đã không ủng hộ chủ trương này.

Rồi có những chuyện như con cháu đưa các cụ đi thiêu thì đêm nằm mơ các cụ về than ‘chúng mày thiêu tao nóng quá’. Thực ra chỉ là do tâm lý mà thôi.

Hiện nay, có những nơi dù không hỏa táng nhưng người dân cam kết với chính quyền là đào sâu chôn chặt, chỉ mai táng một lần.

Tôi cho rằng để thay đổi được tập quán này cần phải có thời gian. Đó là một cuộc cách mạng trong nhận thức về tang ma.

- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông.

‘Nên bỏ tục bốc mộ đi, lạc hậu lắm rồi’

‘Nên bỏ tục bốc mộ đi, lạc hậu lắm rồi’

'Vợ chồng tôi nay thuộc hàng thất thập, đã căn dặn con cái là khi cha mẹ mất thì nhớ mang đi thiêu rồi đem tro ra biển mà rải'.

(责任编辑:Cúp C2)

    推荐文章
    热点阅读