Trưởng Ban cơ yếu Chính phủ cảnh báo chiến tranh mạng sẽ mở rộng cả về quy mô lẫn cường độ trong thời gian tới,ấthiệnnhiềuloạihìnhtấncôngchiếntranhmạngmớkết quả trận perth glory kèm theo nhiều loại hình tấn công mới.
Đồng thời, các quốc gia sẽ phải đối đầu với nguy cơ chiến tranh phi truyền thống kết hợp với chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Nhận định này được Thiếu tướng Đặng Vũ Sơn đưa ra tại hội thảo "Bảo mật và an toàn thông tin trong triển khai Chính phủ điện tử" sáng nay, 28/9, tại Hà Nội khi đề cập đến các nguy cơ an toàn thông tin trong bối cảnh mới.
.
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cảnh báo nguy cơ chiến tranh mạng gia tăng. Ảnh: Giang Phạm
"Sẽ xuất hiện những nguy cơ mới về mất an toàn thông tin và tiềm ẩn những mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền không gian mạng quốc gia, sẽ gia tăng các cuộc tấn công có chủ ý sử dụng công cụ tin học, kỹ thuật thu tin mã thám của các lực lượng thù địch vào các hệ thống mạng CNTT và viễn thông trọng yếu của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng liên lạc cơ yếu để thu thập, đánh cắp thông tin bí mật nhà nước, giả mạo thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy", ông Sơn phân tích.
Với chức năng là cơ quan mật mã quốc gia, Thiếu tướng Đặng Vũ Sơn cho biết Ban Cơ yếu Chính phủ đã và đang tập trung củng cố, xây dựng, phát triển hệ thống thông tin mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, hệ thống giám sát an toàn thông tin trên mạng CNTT trọng yếu và đẩy mạnh công tác quản lý mật mã dân sự... Đặc biệt, các hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ mật mã đang được đẩy mạnh; Kết hợp triển khai hệ thống chứng thực chữ ký số và giám sát an toàn thông tin với các giải pháp chống mã độc (thiết bị lưu trữ chuyên dụng, máy tính chuyên dụng…).
"Mục tiêu quan trọng của việc triển khai Chính phủ điện tử là góp phần xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân; trong đó yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin là yếu tố rất quan trọng", ông nói.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết để đạt được những mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2016 – 2020, thời gian qua, Bộ TT&TT đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản quan trọng về triển khai chính phủ điện tử và bảo đảm an toàn thông tin như Luật An toàn thông tin mạng...
Các diễn giả trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: Giang Phạm
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ứng dụng CNTT, triển khai Chính phủ điện tử, các nguy cơ về an toàn thông tin đang là những thách thức lớn. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam luôn nằm trong top các nước bị lây nhiễm mã độc rất cao và là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công mạng có chủ đích. Điều đó gây ra nhiều rủi ro rất lớn cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Trong khi đó, lực lượng cán bộ an toàn thông tin trong nước còn ít và bị động khi đối phó với các sự cố an toàn thông tin. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức còn chưa đồng bộ, ông Hải thừa nhận.
Do đó, việc triển khai thực hiện các quy định về bảo đảm ATTT vào thực tế "chính là cơ sở để thực hiện thành công chính phủ điện tử. Trong đó vai trò của các cơ quan chuyên trách bảo đảm bảo mật và an toàn thông tin rất quan trọng và cần sự phối hợp của các cơ quan chủ quản các hệ thống thông tin", vị đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Cũng nhân dịp này, đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ cùng các Ban, Bộ, ngành, địa phương đã trao đổi về cơ chế phối hợp trong việc triển khai các giải pháp bảo mật phục vụ Chính phủ điện tử, bao gồm triển khai đồng bộ các nội dung về giải pháp kỹ thuật, đào tạo nhân lực, cơ chế tài chính...