Thông thường những gì chúng ta ăn đều ảnh hưởng cho sức khỏe. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong khi những loại khác có thể làm giảm khả năng đó. Các nhà khoa học tin rằng cách chế biến đồ ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các tác giả từ Đại học Stanford (Mỹ) phát hiện ra lý do thường xuyên ăn thực phẩm nấu ở nhiệt độ cao - chẳng hạn như thịt đỏ và các món chiên ngập dầu - có thể gây ra bệnh này. TheấunướngởnhiệtđộcaocóthểpháhủyDNAcủathựcphẩmtăngnguycơungthưnhận định trận sporting lisbono nghiên cứu được công bố trên ACS Central Science, các thành phần của DNA trong thực phẩm bị nhiệt phá hủy có thể được hấp thụ trong quá trình tiêu hóa và tích hợp vào DNA của người ăn. Điều này trực tiếp gây tổn thương cho DNA của con người, có khả năng gây ra đột biến gene dẫn đến ung thư và các bệnh khác. Theo Express, phân tích được xem xét trên chuột và tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng tác động tương tự đối với con người. Tác giả nghiên cứu Eric Kool cho biết: “Chúng tôi đã chỉ ra rằng việc nấu nướng có thể làm hỏng DNA trong thực phẩm và hấp thụ nguồn DNA này có thể gây rủi ro. Những phát hiện đó có thể thực sự thay đổi nhận thức của chúng ta về việc chuẩn bị thức ăn”. Bất kỳ thực phẩm nào chúng ta ăn đều bao gồm DNA của các sinh vật gốc với các vitamin, khoáng chất, chất béo, protein và carbohydrate. Ví dụ, một miếng thịt bò bít tết nặng 500g sẽ chứa hơn 1g DNA của bò. Điều này cho thấy việc con người tiếp xúc với DNA có khả năng bị hư hại do nhiệt là đáng kể. Nhóm nghiên cứu đã nấu thịt bò băm, thịt lợn băm và khoai tây theo hai cách khác nhau - luộc hấp trong 15 phút hoặc nướng trong 20 phút. Họ ghi nhận cả ba loại thực phẩm đều có biểu hiện tổn hại DNA khi đun sôi và nướng. Nhiệt độ cao hủy hoại DNA nhiều hơn trong hầu hết các trường hợp. Ngay cả khi chỉ đun sôi - nhiệt độ nấu tương đối thấp - vẫn dẫn đến một số tổn thương DNA. Hiện chưa rõ lý do khoai tây ít bị hủy hoại DNA ở nhiệt độ cao so với thịt. Sau đó, một dung dịch chứa DNA bị hư hại do nhiệt được cho chuột ăn và tiếp xúc với các tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Kết quả ghi nhận, các tế bào bị tổn thương rõ rệt khi tiếp nhận DNA từ thực phẩm bị hư hại do nhiệt. Ở những con chuột, tổn thương DNA chủ yếu xuất hiện ở các tế bào ruột non do đó là nơi diễn ra hầu hết quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhóm tác giả hiện có kế hoạch thử nghiệm trên các loại thực phẩm khác với một số phương pháp chuẩn bị thực phẩm khác nhau. Nhà khoa học Kool cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi về nguy cơ sức khỏe mạn tính chưa được khám phá về ăn thực phẩm được nướng, chiên hoặc chế biến ở nhiệt độ cao”. Hai loại thực phẩm bị nghi làm tăng đột biến số ca ung thư đại trực tràng
Theo một nghiên cứu của Mỹ, thịt đỏ và đường có thể là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng số ca ung thư đại trực tràng ở người dưới 50 tuổi.