- Việc “đem lại cái phước lợi chotoàn thể chúng sanh” vừa là mục tiêu cũng vừa là động lực của mỗi người tín đồPhật giáo Hòa hảo trong suốt quá trình hình thành và phát triển Đạo đồng hànhcùng dân tộc. Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) là nền đạo xuất phát từ lòng dân tộc do Đức Giáo ChủHuỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939 với những quan điểm đạo lý giản đơn dựa vào Phậtgiáo,ậtgiáoHòaHảođồnghànhcùngdântộsố liệu thống kê về ac milan gặp inter milan sự kết hợp các tư tưởng Nho, Lão giáo để khởi nguồn cho tư tưởng giáothuyết “Hòa Hảo” quyện nhập vào lòng dân tộc. Đức Giáo Chủ đã lấy chữ Hòa mởđường cho Bi, Trí, Dũng để cứu khổ sanh linh, hướng tới môi trường an lạc, ở đó“Khắp thế giới liên dây Hòa Hảo” và cả nhân loại sẽ cùng nhau “bốn biển hiệp mộtnhà, không ganh ghét dứt câu thù hận oán” (Không buồn ngủ-1940) và Ngài đã thànhcông trong quá trình thuyết pháp độ chúng để pháp luân thường chuyển và đã phổtruyền rộng rãi một lý tưởng “vị nhân sinh”, một nếp sống nhân hòa thiện hảo vàđoàn kết cho hàng triệu nhân sinh nhất là khu vực miền Nam lục tỉnh lúc bấy giờ.
Trải qua 75 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo Hào Hảo đã phổ truyền giáo pháp“Học Phật-Tu Nhân” với hàng triệu nhân sanh, giữ gìn giáo lý chơn truyền, gópphần cùng nhân dân cả nước nêu cao truyền thống yêu nước, phát huy giá trị đạođức và tinh hoa văn hóa dân tộc” (Hiến chương Giáo hội PGHH 2009-2014).
Giáo pháp “Học Phật-Tu Nhân” chủ yếu lấy việc báo đáp tứ ân (ân tổ tiên cha mẹ,ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại) làm căn bản tu hành, đem lạilợi ích cho quần sanh và xã hội, đồng hành cùng dân tộc đã dần dần và thực sựtrở thành nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình dung hợp đạo đời; luôn gắn bóvới từng cuộc sống đời thường của mỗi tín đồ PGHH trong mối tổng hòa các quan hệxã hội, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống,…
Do đó, người tín đồ chân tu tâm đạo bao giờ cũng thấm nhuần giáo lý cao siêu vàthực tế của tôn giáo mình để vận dụng hàng ngày vào cuộc đời hành đạo của ngườicư sĩ tại gia, nhất là trong bối cảnh tôn giáo Việt Nam hội nhập quốc tế.
Tôn giáo Hòa Hảo luôn đồng hành cùng dân tộc
Có thể nói Phật giáo Hào Hảo là một đạo Phật quy nguyên, nghĩa là trở về vớinguồn gốc tự tánh, canh tân phương pháp tu hành, loại bỏ những rườm rà phiềntoái, tập trung tất cả vì cứu cánh chứng ngộ Như lai thông qua lộ trình đền trảtứ ân, lập thân cõi trần, lấy tâm làm gốc.
Ngay từ năm 1939, khi đất nước bị đắm chìm dưới chế độ thực dân nửa phong kiến,đạo đức suy vi, lòng người ly tán, Đức Huỳnh Giáo Chủ (đang tuổi 19) đã mạnh dạntriển khai một cuộc chỉnh lý để quy nguyên Phật pháp. Ngài tích cực bài trừ tấtcả những tệ đoan đã làm cho chính nghĩa đạo lý bị phai mờ như: Dị đoan mê tín,Nghi lễ phiền toái do thầy lễ, thầy pháp, thầy bói bày ra, Giản dị hóa việc thờcúng...
Theo Đức Giáo Chủ, việc tu hành chỉ cốt trau dồi trí tuệ, sửa tánh răn lòng gầnlành xa ác và biết niệm Phật chứ không cần khổ hạnh và cũng chẳng phải nhiêu khêphiền toái.
Từ những yếu lý chân truyền của Đức Thích Ca, Ngài đều đã “Tùy phong hóa dânsanh phù hạp” (Diệu pháp quang minh-1940) mà truyền đạt lại một cách giản dị, rõràng dễ hiểu (không phải bằng tiếng Phạn, tiếng Hoa mà bằng ngôn ngữ tiếng Việt)từ cách ăn ở, tu hiền, nghi thức lễ bái, đối nhân xử thế của người tín đồ đếnviệc minh giải Tứ diệu đề, nhiếp hóa pháp tu Thiền, Tịnh; bàn Tứ ân, giảng Tamnghiệp, luận Bát chánh...
Xuất phát từ giáo pháp “Học Phật-Tu Nhân”, Đức Giáo Chủ đã giáo huấn sâu sắc tínđồ về lý tưởng hành đạo. Ngài khẳng định khi trả lời phỏng vấn của nhà báo HồnQuyên năm 1946: “Cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nàophát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thiệt tế bằng mọi biệnpháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh, thì đó là sự thỏa mãntrong đời hành đạo của mình”.
Vì vậy, việc “đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh” vừa là mục tiêucũng vừa là động lực của mỗi người tín đồ PGHH trong suốt quá trình hình thànhvà phát triển Đạo đồng hành cùng dân tộc. Phước lợi chúng sanh chính là dân giàu,nước mạnh; thế giới hòa bình, an lạc…
Bàng bạc trong Sấm giảng-Thi văn giáo lý, Đức Huỳnh Giáo Chủ luôn ân cần giáohuấn tín đồ về tình yêu quê hương đất nước, về lòng tự hào dân tộc, về tinh thầnđoàn kết, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, ca ngợi, noi gương anh hùng liệt sĩ hysinh vì dân vì nước, nêu cao ý thức bình đẳng giới, rèn luyện tính cần cù laođộng và thương yêu tôn trọng, giúp đỡ người lao động, đề cao sự học và hiểu biếtvề khoa học, nêu cao tinh thần hội nhập, đoàn kết đồng bào và nhân loại.
Ngoài ra, còn nhiều giáo huấn khác nữa tập trung vào công cuộc khuyến tu, khuyếnthiện, khuyến nông, xử thế tiếp vật … dạy dỗ tín đồ “Rèn tâm luyện trí cho minh”để trở thành những người con hiếu thảo trong gia đình, người cha, người mẹ mẫumực, người công dân tốt của đất nước. Đó chính là những tiêu chí đạo đức mà toànthể tín đồ căn cứ để phân biệt giả, chơn, thiện ác, hình thành kỹ năng sống đặctrưng “hòa hảo” của mình trong suốt quá trình đồng hành cùng dân tộc.
Những ý tưởng, lời khuyên của Đức Huỳnh Giáo Chủ cách đây dù đã hơn 75 năm,nhưng vẫn còn nguyên giá trị thực và đang đi vào cuộc đấu tranh “xóa đói giảmnghèo” để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiệnđại.
Tín đồ PGHH vốn là người lao động, giàu lòng nhân ái, luôn nghiêm cẩn phụng hànhlời dạy của Đức Tôn sư nên đã hăng hái nhiệt tình trong việc bảo vệ, xây dựngđất nước cứu giúp đồng bào “làm hết các việc từ thiện, tránh tất cả điều độc ác,quyết rửa tấm lòng cho trong sạch” (Đường trung đạo của Phật-1942) để mong đemlại “cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh”… thể hiện bản chất của người laođộng; bản chất truyền thống của dân tộc Việt Nam. (còn nữa) Th.S: Nguyễn Huy Diễm Phó Ban Thường trực Ban Trị sự Trung ương GH PGHH |