TheàpháttriểnChatGPTlỗhơnnửatỷđôarsenal vs mu lịch sử đối đầu Information trích lời ba nguồn tin cho biết, OpenAI lỗ 540 triệu USD năm ngoái. Dù đã ký thỏa thuận hàng tỷ USD trong vài năm với Microsoft vào đầu năm nay, khoản lỗ cho thấy startup đã phải tiêu tốn nhiều như thế nào để triển khai một sản phẩm AI thương mại.
Chi phí phát triển và vận hành ChatGPT chủ yếu do nhu cầu cần năng lực điện toán lớn để giải đáp yêu cầu (prompt) của người dùng. Tháng trước, Dylan Patel – nhà phân tích trưởng của hãng tư vấn SemiAnalysis – chia sẻ với The Information rằng, ông tin ChatGPT tiêu tốn của OpenAI khoảng 700.000 USD/ngày xét đến chi phí liên quan tới năng lực điện toán.
John Hennessy, Chủ tịch Alphabet, trước đây cho biết, chi phí tìm kiếm trên chatbot Bard của Google cao gấp 10 lần một tìm kiếm thông thường.
Dù OpenAI đã củng cố vị thế tài chính với sự hậu thuẫn của Microsoft, nhu cầu ngày càng lớn với chatbot ChatGPT - ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất lịch sử - khiến áp lực chi phí ngày một nặng nề. Đầu tuần này, CEO OpenAI Sam Altman ám chỉ chi phí gia tăng, khi nói họ sẽ là “startup cần tập trung nhiều vốn nhất lịch sử Silicon Valley”.
Theo The Information, Altman muốn OpenAI có thể huy động khoảng 100 tỷ USD trong vài năm tới để phát triển trí tuệ tổng hợp nhân tạo (AGI), loại AI mạnh như não người. Các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT ngày càng phổ biến trong vài tháng qua khi người dùng phát hiện ra những lợi ích của chúng như tăng năng suất lao động. Các nhà đầu tư cũng bị hấp dẫn bởi triển vọng thay đổi nhiều ngành công nghiệp của công nghệ này.
Doanh thu của OpenAI dự kiến tăng mạnh năm nay, kỳ vọng đạt 200 triệu USD trước khi cán mốc 1 tỷ USD năm 2024, theo Reuters.
(Theo BI)
Một công ty Trung Quốc muốn đánh bại ChatGPT
Công ty nhận diện giọng nói iFlytek của Trung Quốc vừa tham gia cuộc đua phát triển đối thủ cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI.