会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Nghịch lý khẩu trang_kqbd celta vigo!

Nghịch lý khẩu trang_kqbd celta vigo

时间:2025-01-11 01:08:08 来源:Fabet 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:364次

Hình ảnh khiến tôi nhớ đến nhận định của tiến sĩ Phạm Ngọc Bảo - phó giám đốc ban nghiên cứu Nước và Thích nghi (Adaptation and Water) tại cuộc trao đổi giữa Viện Nghiên cứu Chiến lược Toàn cầu - Nhật Bản và Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững - Canada,ịchlýkhẩkqbd celta vigo mà tôi có tham dự: "Tình trạng ô nhiễm rác thải vi nhựa ở các nước Đông Nam Á đang chạm mức báo động. Chỉ khoảng 30% rác thải vi nhựa được xử lý trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt tại Philippines, khi lấy mẫu rác thải vi nhựa và phân tích, các nhà khoa học phát hiện nguồn vi nhựa lớn nhất có màu xanh lam - chính từ những chiếc khẩu trang y tế".

Đầu năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học phát hiện vi nhựa trong máu và nhau thai người.

Chiếc khẩu trang, với mục đích bảo vệ sức khỏe con người, giờ lại trở thành mối nguy hại lớn với chính chúng ta, trong dài hạn. Bản chất chiếc khẩu trang không có vấn đề, nhưng cách chúng không được tái chế phù hợp và gây hệ quả lâu dài thì có.

Tại Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn đang từng bước được học hỏi và áp dụng, với mục tiêu sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế và tái chế chất thải.

Các công ty lớn trên thế giới hiện nay không chỉ nhắm đến lợi nhuận khi tiến hành đầu tư. Họ cũng tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững. "Chuyển đổi xanh" không còn là hành động "trang điểm làm đẹp", mà trở thành một trong những tiêu chí bắt buộc cho sản phẩm khi tham gia các thị trường lớn.

Liên minh châu Âu thống nhất đến cuối năm 2025, tất cả quốc gia thành viên đều phải tích hợp "Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - Extended Producer Responsibility (EPR)" vào bộ luật môi trường của nước mình.

EPR là chính sách môi trường yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm và dịch vụ, thay vì chỉ cho đến bước phân phối về tay người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa nhà sản xuất phải có kế hoạch hậu cần và tái chế đối với mọi sản phẩm và dịch vụ cung cấp. EPR được đánh giá là công cụ hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động từ rác thải, giảm ô nhiễm môi trường, và tạo động lực cho chuyển đổi xanh - nơi các nền kinh tế cam kết và tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững hơn.

Việt Nam đang là một trong những nước đi đầu khu vực Đông Nam Á, khi quy định và pháp chế liên quan đến EPR đã lần đầu tiên được soạn thảo từ bộ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, và có hiệu lực vào 1/1/2024 đối với trách nhiệm tái chế hướng đến các nhà sản xuất và nhập khẩu săm lốp, pin, ắc quy, dầu nhớt và các sản phẩm có bao bì.

Triển khai EPR là bước tiến lớn trong chiến lược "Chuyển đổi xanh" nền kinh tế. Tuy vậy, điều gì mới thì luôn tồn tại những khó khăn và bất cập.

Để bảo đảm trách nhiệm mở rộng, các doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai cách chính: (1) tự tái chế và (2) đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam như một loại thuế dựa theo khối lượng và tỉ lệ tái chế bắt buộc của sản phẩm.

Tuy vậy trong một cuộc khảo sát gần đây, các doanh nghiệp nghiêng về phương án đơn giản hơn là đóng tiền quỹ.

Điều này khá dễ hiểu khi thực trạng tái chế ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Chọn phương án tự tái chế, doanh nghiệp phải tự tổ chức tái chế hoặc ủy quyền cho bên thứ ba. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng và nguồn lực để tiến hành tự tổ chức tái chế sau phân phối, trong khi việc ủy quyền cho bên thứ ba tái chế tồn tại nhiều rủi ro, khi các cơ sở tái chế tại Việt Nam vẫn còn tự phát và thô sơ, thiếu trầm trọng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn.

Những cách thức tái chế lạc hậu thậm chí có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn lượng giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động tái chế. Chọn phương án tự tái chế cũng khiến doanh nghiệp đội chi phí sản xuất lên cao, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm cạnh tranh trên thị trường.

Tôi cho rằng để tạo cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp tự tái chế, nhà chức trách nên xem xét ban hành phương án thứ ba cho phép doanh nghiệp tham gia đồng thời cả phương án tự tái chế và đóng góp tài chính dựa theo khả năng.

Cách này có nhiều ưu điểm tại Việt Nam. Thứ nhất, cho phép doanh nghiệp có thời gian để tham gia và thích nghi với quy định mới, cũng như trao quyền quyết định tỉ lệ tái chế phù hợp với năng lực, thay vì đặt gánh nặng và ép buộc phải lựa chọn tái chế hoặc nộp tiền, gây tâm lý tiêu cực.

Thứ hai, khuyến khích nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu tham gia tổ chức tự tái chế, gián tiếp tạo động lực cho các doanh nghiệp chuyên tái chế tại Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn, và thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ nước ngoài, góp phần vào nỗ lực "Chuyển đổi xanh" hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Thứ ba, việc có nhiều hơn những nhà sản xuất tham gia tổ chức tự tái chế cũng gián tiếp nâng cao nhận thức về việc phân loại rác thải tại nguồn trong hộ gia đình thông qua các chiến dịch và chương trình quảng cáo.

Tại Osaka, nơi tôi sống, việc tái chế rác thải đã được quy chuẩn hóa đến từng hộ gia đình. Các quy định về phân loại rác thải được áp dụng linh hoạt dựa trên điều kiện tái chế và cơ sở hạ tầng của từng thành phố. Tại các thành phố lớn, rác thải có thể được phân loại thành 7-8 nhóm khác nhau, trong khi ở một số thành phố khác xa trung tâm thì chỉ có hai nhóm chính: rác thải cháy và rác thải tái chế.

Nếu từng tới Nhật Bản, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rất ít thùng rác công cộng, tuy nhiên đường phố vẫn rất sạch sẽ. Lý do phần lớn nằm ở ý thức của người dân, luôn tự nguyện mang rác thải phát sinh trong ngày về nhà. Giáo dục sớm trong nhà trường đóng vai trò lớn khi học sinh Nhật Bản luôn được tiếp cận với những hoạt động phân loại rác và vệ sinh trường lớp thường xuyên ngay từ nhỏ.

Ở Việt Nam, phân loại rác tại nguồn dù được cho là giải pháp căn cơ và tất yếu, sau một thời gian dài vẫn dừng ở "thí điểm".

Tôi tin là nhận thức của người dân về việc phân loại và tái chế rác sẽ dần được nâng cao, khi những đóng góp tài chính về EPR của các nhà sản xuất tới quỹ bảo vệ môi trường được biến thành những dự án và hành động trực tiếp tại các trường học, nơi đa số rác thải đều có thể tái chế như sách vở, đồ dùng học tập...

Chỉ khi nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng cao, những nghịch lý như ví dụ về chiếc khẩu trang y tế mới không còn tồn tại.

Phạm Tâm Long

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Viêm tai mũi họng là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
  • Chính quyền Biden có thể quyết định số phận hệ thống Autopilot của Tesla
  • Đọ biệt thự đẳng cấp, xa hoa bậc nhất nhà chồng sao Việt
  • Chào mời 'kiếm tiền online dễ dàng, không cần vốn' để lừa đảo
  • Lộ diện những tác phẩm đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024
  • Bắt 2 đối tượng cá độ hơn nửa tỷ đồng mùa World Cup
  • Hà Giang: Loạt sếp ngân hàng vướng vòng lao lý
  • 7 mẫu SUV nhỏ gọn, sang trọng nhất 2021 và 2022
推荐内容
  • chủ xe Tesla mắc kẹt 15 tiếng vì không rút được dây sạc điện
  • Ra mắt Samsung Galaxy M51 pin khủng 7.000 mAh
  • Giải mã sức hút của Apec Mandala Wyndham Hải Dương
  • TP.HCM xác định 25 ca dương tính Covid
  • Nga nói phá tàu gửi vũ khí cho Ukraine, UAV tấn công kho đạn ở tỉnh Krasnodar
  • Hà Giang: Loạt sếp ngân hàng vướng vòng lao lý