Theỗingàycóhơndoanhnghiệpbấtđộngsảnrútluikhỏithịtrường kèo nhà cái deo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, tính chung 2 tháng đầu năm 2023, cả nước có 37.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 19.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 51.400 doanh nghiệp, tăng 14,5%. Bình quân một tháng có 25.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Theo khu vực kinh tế, trong 2 tháng đầu năm 2023 có 198 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 37,3% so với cùng kỳ năm trước; 4.700 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 10,2%; 14.800 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 0,3%.
Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 550 đơn vị, giảm 62,4%, là mức giảm sâu nhất.
Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể là 235 đơn vị, tăng 19,9% so với cùng kỳ. Số lượng tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 1.660 doanh nghiệp, tăng 57%. Như vậy tổng cộng có gần 1.895 đơn vị trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã rút lui khỏi thị trường.
Mặc dù vậy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 2 tháng đầu năm nay vẫn rót thêm 154,3 triệu USD vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chiếm 6% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng góp vốn, mua cổ phần trong lĩnh vực này đạt 331,5 triệu USD, chiếm 41,6% giá trị góp vốn.
Doanh nghiệp bất động sản hiện đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Nghị định 08/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực ngày 5/3 được kỳ vọng là giải pháp để tháo gỡ khó khăn của thị trường trái phiếu lúc này.
Thị trường bất động sản đã đón nhận những tín hiệu tích cực mới. Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), doanh nghiệp bất động sản phải rất nỗ lực để tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm theo hướng phát triển các phân khúc nhà ở đáp ứng nhu cầu thực, có tính thanh khoản cao như nhà ở giá vừa túi tiền, nhất là tích cực tham gia Chương trình phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030.
“Đi đôi với việc thực hiện khuyến mãi, tăng chiết khấu, giảm giá bán nhà theo phương châm chấp nhận “bán lỗ để cắt lỗ” để có dòng tiền, có thanh khoản trong tình hình rất khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, để “tồn tại trước đã” rồi mới tìm cơ hội phát triển trở lại” – ông Châu nói.
Doanh nghiệp BĐS nên cơ cấu lại, tránh việc 'chết chìm trên đống tài sản'Đòi hỏi cơ chế riêng là phi thị trường. Doanh nghiệp bất động sản cần xem xét lại nguồn lực, cần thiết bán bớt dự án nhằm giảm gánh nặng về vốn và thêm dòng tiền để thực hiện tốt các dự án khả thi, tránh “chết chìm trên đống tài sản”