Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >Điện ảnh Việt Nam nên có thêm nhiều bộ phim như 'Em và Trịnh'_bxh vdqg nhat ban

Điện ảnh Việt Nam nên có thêm nhiều bộ phim như 'Em và Trịnh'_bxh vdqg nhat ban

2025-01-10 18:57:50 Nguồn:FabetTác Giả:Ngoại Hạng Anh View:682lượt xem

Điều duy nhất khiến tôi quyết định ra rạp xem phim chỉ vì tin nhắn của một người bạn đang làm nghiên cứu sinh ngành lý luận văn học: “Cậu phải đi xem phim này,ĐiệnảnhViệtNamnêncóthêmnhiềubộphimnhưEmvàTrịbxh vdqg nhat ban điện ảnh Việt Nam nên có thêm nhiều bộ phim như thế”. 

Tuy nhiên, sau khi vượt qua những ấn tượng không mấy hảo cảm với bộ phim, cá nhân tôi rất bất ngờ với nội dung củaEm và Trịnh. Phải thừa nhận rằng nhận xét của bạn tôi rất đúng, điện ảnh Việt Nam cần thêm những bộ phim như thế này. Chẳng phải vì nó quá xuất sắc, cũng không hẳn vì nội dung khiến khán giả phải vỡ òa, mà vì những câu chuyện bàng bạc chất thơ như thế, xứng đáng được kể nhiều hơn bằng ngôn ngữ điện ảnh. 

Đúng như tên gọi của mình, Em và Trịnhlà một bộ phim lãng mạn, lấy góc nhìn từ nhân vật Michiko Yoshii, cô gái người Nhật nhưng lại đặc biệt hứng thú và mong muốn viết một bài nghiên cứu về nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Có cảm tưởng như mỗi khán giả đang được đồng hành cùng Michiko để cùng cô tìm hiểu về nhạc Trịnh, cùng tương tư nhạc Trịnh và rồi đem lòng yêu Trịnh Công Sơn. Khởi đầu cho chuyện tình đẹp này là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Michiko Yoshii và Trịnh Công Sơn tại Paris trong một chuyến lưu diễn, sau đó vì yêu thích lại quay trở về Việt Nam để phỏng vấn ông.

Chính những cuộc tương ngộ và chuyện trò đầy nhẫn nại của Michiko đã khiến Trịnh Công Sơn một lần nữa rung động. Cũng từ đấy, mạch phim bắt đầu dẫn dắt người xem vào một hành trình hồi tưởng về tuổi thanh xuân, với những mối tình tươi đẹp, in đậm dấu ấn trong âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa. 

Avin Lu trong vai Trịnh Công Sơn thời trẻ. 


Cá nhân tôi khá thích cách kể chuyện đan xen giữa hai mạch chuyện hiện tại và quá khứ. Cũng bởi, với những bộ phim chọn lựa đề tài về tiểu sử của một nhân vật, không gì thú vị hơn khi chính khán giả được đóng vai người theo dõi suốt mạch dẫn từ đầu đến cuối, với nhiều chi tiết đan xen nhau. Dù thế, rất tiếc là khi câu chuyện dần đi vào quỹ đạo ở gần nửa sau phim, điểm gắn kết giữa quá khứ và hiện tại dần bị hạn chế, khiến khán giả có đôi khi cảm thấy xao nhãng. 

Tuy nhiên, có hai điều thành công của bộ phim đã bù khuyết cho cách kể chuyện. Yếu tố thành công phải kể đến của Em và Trịnhlà nhờ những điểm sáng trong diễn xuất mộc mạc nhưng rất đỗi tinh tế của bộ ba nữ diễn viên chính. Đó cũng là cơ sở để khán giả hiểu thêm phiên bản ba người phụ nữ “đặc biệt” từng ghi lại dấu son trong cuộc đời đầy tâm tư, đan xen nhiều trắc ẩn của Trịnh Công Sơn.

Hoàng Hà trong vai Dao Ánh. 


Người hâm mộ sẽ có dịp nhìn thấy “nàng thơ” Dao Ánh do diễn viên Hoàng Hà khắc họa với đôi mắt trong veo, nụ cười tỏa nắng tựa như ánh mặt trời, làm sáng rực cả đất trời xứ Huế. Tương phản với sự tỏa sáng hiền dịu ấy là danh ca Khánh Ly với vẻ ngoài sắc sảo, nội tâm đa đoan, được thể hiện rất chân thực qua lối diễn xuất tài năng của diễn viên Bùi Lan Hương. Đặc biệt nhất phải kể đến là Michiko Yoshi do Nakatani Akari thể hiện. Đó là một cô gái Nhật với lòng say mê nghệ thuật, người đã đem lòng yêu mến và ngưỡng mộ tài năng của Trịnh Công Sơn. Và cũng từ cuộc hội ngộ tại Paris, “bóng hồng” thứ ba trong cuộc đời Trịnh, đã thổi bùng lên trong tâm trí vốn đã dần chai sạn của ông, một tình yêu âm nhạc thuần khiết. 

Bên cạnh đó, phần âm nhạc thật sự là một chất xúc tác, gắn kết cả bộ phim, khiến cho mạch phim dù ngổn ngang nhưng lại cực kỳ thi vị. Người hâm mộ nhạc Trịnh sẽ có cơ hội được nghe lại vô số những giai điệu, các nhạc phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp của cố nhạc sĩ được phối lại mới lạ và phù hợp với nhịp thở đương đại. Ngồi cạnh mẹ tôi, năm nay đã ngoài 60, vốn là một người hâm mộ thủy chung của Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông, tôi tò mò hỏi: “Nhạc được hòa âm phối khí theo phong cách mới hơn như thế này có khiến mẹ cảm thấy lạ lẫm không?”. Rất bất ngờ khi nghe mẹ rưng rưng bảo: “Dù mới mẻ nhưng màu sắc thời gian trong những nhạc phẩm này vẫn khiến mẹ hồi tưởng lại một thời đã qua”. Có thể thấy rằng sau cùng, Em và Trịnh vẫn là một bộ nốt nhạc du dương giữa dòng chảy thị trường phim Việt Nam. 

Cá nhân tôi cho rằng điện ảnh Việt Nam cần nhiều hơn một bộ phim như thế. Cũng bởi cách khai thác đề tài về một câu chuyện tình trong hồi ức của người nghệ sĩ, in đậm dấu ấn của một thời đã qua, khác hẳn với dòng phim thị trường dễ dãi trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, sự đầu tư chỉn chu và công phu, đã thật sự tạo nên những trải nghiệm chân thật, đầy cảm xúc. Có thể nói không ngoa rằng Em và Trịnhthật sự là kết tinh cho một thời kỳ mới của điện ảnh Việt Nam, cũng là “món ăn” tinh thần dành tặng cho giới mộ điệu âm nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với thông điệp truyền tải rất sâu sắc về sự tôn vinh dành cho nghệ thuật và cuộc đời nhân sinh.


Độc giả Từ Đạm Tuyền

Độc giả có thể gửi ý kiến về bộ phim Em và Trịnh theo địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái