FabetFabet

Đánh nghi binh, một chiến thuật bậc thầy của quân đội ta_lịch đá cúp c1

Sinh ra trong một gia đình yêu nước ở vùng đất nắng gió Tây Ninh,Đánhnghibinhmộtchiếnthuậtbậcthầycủaquânđộlịch đá cúp c1 cũng như bao thế hệ thanh niên khác, đến tuổi trưởng thành, chàng trai Nguyễn Văn Phê đã xung phong vào bộ đội chiến đấu. Ông đã đi qua những cuộc chiến tranh đầy khốc liệt, hết đánh Mỹ lại sang chiến đấu giúp bạn ở Campuchia, từ một người lính trở thành một vị tướng dày dạn trận mạc. Hòa chung trong khí thế cách mạng của những ngày tháng 4, Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê, nguyên Sư đoàn phó, Sư đoàn 6, nguyên Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Sông Bé đã có buổi trò chuyện với phóng viên Báo Bình Dương về những ký ức trong những năm tháng hào hùng…

- Thưa ông, được biết trước lúc quân ta mở Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, nhằm để bảo đảm cho chiến dịch chắc thắng, Bộ Tư lệnh Miền đã mở một “chiến dịch” nghi binh đánh lạc hướng địch. Là cán bộ cấp sư đoàn, ông có thể nói rõ thêm về nghệ thuật đánh nghi binh của quân ta trong chiến dịch nổi tiếng này…

- Sư đoàn 6 của chúng tôi trực thuộc Quân khu 7, gồm Trung đoàn 4 và Trung đoàn 33, đóng quân cơ động trên chiến trường miền Đông Nam bộ. Bộ Tư lệnh sư đoàn gồm: Tư lệnh Đặng Sĩ, Chính ủy Bảy Mai, Tổng Tham mưu Chính Phước và tôi làm Phó Tư lệnh. Đúng như nhà báo đã nêu, cuối năm 1974, trước lúc quân ta nổ súng mở màn Chiến dịch giải phóng Đường 14 - Phước Long, Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 6, cơ động nhanh chóng ra Khu 6, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tánh Linh. Việc cấp trên điều Sư đoàn 6 ra Quân khu 6 là một chiến thuật rất mưu lược của ta, là nghệ thuật nghi binh tài tình nhằm thu hút quân địch dồn ra Quân khu 6, tạo “khoảng trống” ở Phước Long để Quân đoàn 4 đánh địch. Và thực tế chiến trường đã diễn ra đúng như sự hoạch định của Bộ Chỉ huy ta. Sau gần 1 tháng chiến đấu anh dũng, ngày 6-1-1975 lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân ta đã tung bay trên nóc dinh tỉnh trưởng Phước Long.

 

 Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê đang trò chuyện cùng phóng viên Báo Bình Dương. Ảnh: X.THI

Tôi muốn nói thêm rằng, trong lịch sử chiến đấu oanh liệt của quân đội ta, nghi binh luôn là một chiến thuật đã trở thành nghệ thuật bậc thầy. Trong chiến dịch giải phóng miền Nam 1975, trận Phước Long, Buôn Ma Thuột, Huế, Đà Nẵng càng củng cố thêm tài thao lược của quân ta trong cách đánh nghi binh…

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh nghi binh ở Quân khu 6, sư đoàn của thiếu tướng lập tức phối hợp với Quân đoàn 4 mở toang “cánh cửa thép” Xuân Lộc, thiếu tướng có thể kể lại đôi nét về trận đánh ác liệt này?

- Đúng thế! Vào ngày 9 và 10-4-1975, đơn vị chúng tôi được lệnh phối hợp cùng các lực lượng của Quân đoàn 4 nổ súng tiến đánh thị xã Long Khánh - Xuân Lộc. Quân đoàn 4 đảm đương đánh ở hướng chính, Sư đoàn 6 đánh địch chi viện ở vòng ngoài. Chiến dịch giải phóng Long Khánh - Xuân Lộc của quân ta cách đây 40 năm diễn ra vô cùng ác liệt, nhiều tấm gương anh dũng đã ngã xuống trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, đến hôm nay vẫn còn hiện rõ trong ký ức của tôi. Sau những ngày đầu ngoan cố chống cự, địch bắt đầu nhận thấy không còn khả năng cứu Long Khánh - Xuân Lộc nên bỏ chạy tán loạn, ta hoàn toàn giải phóng thị xã. Thừa thắng xông lên, thế quân ta lúc đó như chẻ tre, Sư đoàn 6 thần tốc đánh vào sân bay Biên Hòa, rồi hòa cùng đoàn quân giải phóng tiến thẳng vào Sài Gòn trong niềm vui đại thắng.

- Trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, vùng đất Sông Bé - Bình Dương vẫn kiên cường đứng vững “bên nách” quân thù. Những Tam giác sắt, Chiến khu Đ… khiến kẻ thù cay cú thốt lên rằng “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất”. Địch đã thả hàng vạn tấn bom đạn xuống mảnh đất này, nhưng kỳ lạ thay, phong trào cách mạng nơi đây càng thêm anh dũng kiên cường. Là cán bộ có thời kỳ công tác ở Bình Dương, ông nhận xét như thế nào về mảnh đất bất khuất này, thưa ông?

- Lịch sử chiến tranh Việt Nam trong thế kỷ 20 đã tạc vào trang sử vàng vùng đất miền Đông, trong đó có Bình Dương như một mốc son chói lọi. Trong hai cuộc kháng chiến, phong trào du kích ở Bình Dương phát triển rất mạnh. Chỉ cần nhắc đến những địa danh: Tam giác sắt, Chiến khu Long Nguyên, Chiến khu Vĩnh Lợi, Chiến khu Thuận An Hòa, rừng Cò Mi, Chiến khu Đ… đã cho thấy ý chí quật cường “một tấc không đi, một ly không rời”, quyết bám trụ quê hương đánh giặc đến hơi thở cuối cùng của đồng bào Sông Bé. Không những mạnh về phong trào cách mạng, đất Sông Bé còn là địa bàn có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, là đất “binh gia” mà cả ta và địch đều muốn chiếm giữ. Trong mùa xuân giải phóng năm 1975, hàng vạn bộ đội đã thần tốc từ Tây nguyên về chọc thẳng vào căn cứ Lai Khê, đánh tan Sư đoàn 5 của ngụy. Ở hướng tây bắc, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 1 đã bỏ qua vòng ngoài, đánh thẳng vào Chi khu Lái Thiêu ngụy. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, bằng những đòn đánh “quả đấm thép”, quân ta đã hoàn toàn giải phóng Sông Bé, uy hiếp Sài Gòn chỉ còn tồn tại trong từng giây, từng phút. Diễn biến của chiến trường như trên, đã cho thấy vùng đất Sông Bé là cực kỳ quan trọng trong quân sự.

- Chiến tranh đã lùi xa 40 năm. Để đất nước có được nền hòa bình như hôm nay, công đầu phải nói đến thế hệ cha ông đã coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, không tiếc thân mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trong đó cá nhân ông cũng thuộc những thế hệ ưu tú đó. Thế hệ tuổi trẻ chúng tôi hôm nay rất ngưỡng mộ và mang ơn đối với lớp lớp cha ông thuở trước, vậy ông có điều gì nói với tuổi trẻ không, thưa ông?

- Tôi cho rằng mỗi thế hệ đều có những vai trò lịch sử nhất định của họ. Thời chiến tranh, thanh niên chúng tôi lớn lên nhận thấy vận mệnh đất nước đang lâm nguy, do đó cầm súng đánh giặc là nhiệm vụ của thanh niên, là lý tưởng sống cao đẹp của toàn dân tộc. Ngày nay, đất nước đã hòa bình, đời sống nhân dân ngày càng phát triển cũng chính là nhờ một phần sự cống hiến tri thức, khoa học kỹ thuật của tuổi trẻ. Tôi tin tưởng rằng, với sự kế thừa truyền thống bất khuất của cha ông, được Đảng và Nhà nước đào tạo, nỗ lực học tập, tuổi trẻ Việt Nam trong tương lai sẽ đảm đương những nhiệm vụ rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước ngày càng hùng mạnh, to đẹp hơn như Bác Hồ sinh thời hằng mong muốn.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

KIẾN GIANG(thực hiện)

赞(9168)
未经允许不得转载:>Fabet » Đánh nghi binh, một chiến thuật bậc thầy của quân đội ta_lịch đá cúp c1