Sáng 25/12,ảngviênđồngloạtnghỉviệcPhóChủtịchUBNDtỉnhnêuphươngántrảlươbongdanet UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Trước câu hỏi hàng loạt cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam ngừng việc hàng loạt, tỉnh có những chỉ đạo và phương án gì cho vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho biết: “Tỉnh sẽ giải quyết việc nợ lương của người lao động, trường không thể không hoạt động, phải tiếp tục tồn tại. Mục tiêu của tỉnh sẽ xây dựng trường này thành trường chuẩn khu vực". Về giải pháp, ông Anh Tuấn cho biết, cần giải quyết những vướng mắc của trường, cụ thể, mới đây, UBND tỉnh báo cáo Ban cán sự Đảng, tiếp tục xin ý kiến thường vụ tạm hoãn khấu trừ của trường trong 2 năm 2024-2025. Tỉnh cũng vừa cấp 1,239 tỷ đồng cho Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam để “giải cứu” khi giáo viên ngừng việc vì nợ lương. “Tỉnh tiếp tục rà soát, đề xuất lại nghị quyết HĐND tỉnh trước đây, theo hướng có lợi nhất cho trường Cao đẳng Y tế để giải quyết các vấn đề đang tồn tại. Cùng với đó, yêu cầu trường cần họp, kiện toàn lại bộ máy, tinh gọn, để phù hợp và phát triển trường trong thời gian tới”, ông Tuấn nói. Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày 14/12, 18 cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam gửi thông báo quyết định ngừng việc tập thể. Các cán bộ này thuộc Khoa Điều dưỡng và Khoa Y tế. Thông báo ngừng việc bắt đầu từ ngày 18/12. Lý do được những cán bộ, giảng viên này đưa ra là nhà trường đã không thanh toán tiền lương và phụ cấp cho họ trong 6 tháng, tính từ tháng 7/2023 đến nay. Trong thời gian nợ lương này, vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của sinh viên nên các cán bộ, giảng viên vẫn đến trường làm việc. Đến nay, thời gian nợ lương kéo dài, đời sống nhiều cán bộ giảng viên rơi vào cảnh rất khó khăn, không thể tiếp tục công việc. Từ đó, tập thể khoa đã họp và thống nhất đi tới quyết định ngừng việc tập thể từ ngày 18/12 đến khi nhà trường giải quyết chế độ lương và phụ cấp. Việc ngừng hoạt động giảng dạy sẽ ảnh hưởng đến 6 lớp tại Khoa Điều dưỡng gồm D17A, D17B, D18A, D18B, Y26, D6S. Các học phần ảnh hưởng là Vận động nội tiết, Tâm lý - kỹ năng giao tiếp, thực hành tại trường, thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam… Đến chiều 18/12, hai giảng viên khoa Y cơ sở đã ngừng dạy, hơn 30 sinh viên phải nghỉ học. Cùng với đó, 9 giảng viên Khoa Y cũng đã thống nhất ngừng việc tập thể từ ngày 20/12, nâng tổng số người lao động ngừng việc lên 27. Một giảng viên cho biết, đã 6 tháng chưa được nhận lương khiến cuộc sống chật vật. Cả khoa vẫn động viên nhau lên lớp với sinh viên bởi vì không muốn gián đoạn việc học tập cũng như tư tưởng, quyền lợi của các em. Các giảng viên này chia sẻ, sẽ trở lại làm việc khi nhà trường giải quyết hết lương và phụ cấp đang nợ cho giảng viên. Ngày 19/12, sau cuộc họp với ban lãnh đạo nhà trường, đại đa số giảng viên đồng ý tiếp tục giảng dạy đến hết ngày 31/12 để đợi tiền lương trường con nợ. Đến ngày 20/12, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định cấp 1,239 tỷ đồng để “giải cứu” tạm thời Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam khi giáo viên ngừng việc vì nợ lương. Hiện tại, số tiền lương trường đang nợ giảng viên là 4,9 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 1,4 tỷ đồng và chế độ phụ cấp 1,3 tỷ đồng. Tổng cộng 7,6 tỷ đồng. Giảng viên đồng loạt ngừng việc: Người lao động nhận 1 trong 6 tháng lương bị nợCán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam vừa nhận được tháng lương đầu tiên. Hơn 100 người lao động tại đây vẫn còn bị nợ 5 tháng lương còn lại. |