Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (24/9) cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình,ámsátviệcbiênsoạnsáchgiáokhoakinhphíđổimớichươngtrìnhgiáodụbdkq duc 2 sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Báo cáo hoạch giám sát chi tiết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh (Phó trưởng đoàn thường trực đoàn giám sát) cho biết, đoàn sẽ đánh giá việc ban hành chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2014-2022.
Đoàn cũng sẽ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đánh giá về hiệu quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (kết quả bước đầu, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và hướng khắc phục).
Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, tổ chức; rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, kiến nghị triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong thời gian tới.
Ông Vinh cũng cho biết, việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông có nhiều vấn đề như cơ sở vật chất, giáo viên, trang thiết bị học tập… Sách giáo khoa chỉ là một trong những vấn đề quan trọng được nêu.
Theo ông, điều kiện kinh phí đảm bảo cho chương trình này có sử dụng hiệu quả hay không cũng cần xem xét, đánh giá. “Ví dụ, kinh phí vay để xây dựng bộ sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT nhưng cuối cùng không thực hiện được, phải trả lại”, ông nêu.
Về đối tượng giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu rõ đối tượng giám sát là Chính phủ; Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội; chính quyền địa phương 63 tỉnh, thành; các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, việc giám sát chuyên đề này được thực hiện trong bối cảnh Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 16/9 có kết luận số 341 kiểm tra Bộ GD-ĐT, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đoàn giám sát không làm thay cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đặc biệt, giám sát cần xác định rõ phạm vi, giai đoạn, đối tượng; căn cứ để đánh giá. Nghiên cứu khảo sát phải chọn các điển hình, đặc thù... vùng kinh tế, xã hội khác nhau.
Qua cuộc giám sát, sản phẩm, tổng thể cuối cùng là làm rõ các kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành và các địa phương.
Từ đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới.
相关文章:
相关推荐:
0.6855s , 7596.9921875 kb
Copyright © 2025 Powered by Giám sát việc biên soạn sách giáo khoa, kinh phí đổi mới chương trình giáo dục_bdkq duc 2,Fabet