Bí ẩn trong thế giới bệnh nhân tâm thần_bxh mexico women's premier division
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 12:25:24 评论数:
Trong những câu chuyện ngắt quãng,íẩntrongthếgiớibệnhnhântâmthầbxh mexico women's premier division dài miên man không bao giờ dứt là những ước mơ cháy bỏng… được trở về đời thường.
Bài 1: Nhà có 2 người điên
Một ngày đầu tháng 3, bác sĩ Hồ Mạnh Tiến, Trưởng khoa Hành chính tổng hợp (Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh), dẫn tôi đến dãy nhà nằm trong khuôn viên bệnh viện. Công trình được xây tường bao quanh khá cao, cửa sắt lớn kiên cố, đây là nơi điều trị của các bệnh nhân tâm thần nam - những người hung hãn nhất.
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Tĩnh |
8h sáng, tôi theo chân các điều dưỡng viên vào tận từng căn phòng để đo huyết áp, cấp phát thuốc và tiêm cho bệnh nhân. Căn phòng số 06 có 10 giường bệnh, tất cả đều có bệnh nhân với nhiều lứa tuổi khác nhau.
Cửa phòng mở ra, một thanh niên chưa đầy 30 tuổi với khuôn mặt lạnh lùng tiến đến nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Cậu chậm rãi, thi thoảng dừng lại nhìn thẳng vào mặt mọi người như đang suy xét một điều gì đó. Dường như cảm thấy an toàn, cậu trở về giường nằm xuống rồi lấy chăn trùm kín mặt.
Thấy tôi chăm chú nhìn người thanh niên có hành động kỳ lạ, bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng khoa Cấp tính nam, giải thích: “Người thanh niên vừa rồi tên Đ. (trú xã An Dũng, huyện Đức Thọ) bị tâm thần phân liệt khá nặng. Bệnh kéo dài 7 năm nay rồi”.
Theo lời của bà Võ Thị Thanh, mẹ của Đ., cuộc sống gia đình bà rất buồn thảm. Đ. năm nay 27 tuổi là anh cả trong gia đình có 3 anh chị em, Đ. đổ bệnh cách đây 7 năm, ngần ấy thời gian bố mẹ đưa Đ. đi khắp các bệnh viện ngoài Bắc trong Nam nhưng đến nay bệnh vẫn không khỏi. Cách đây 3 năm, bố Đ. mất, một mình mẹ Đ. tần tảo nuôi cả gia đình.
Bà Võ Thị Thanh khốn khổ khi trong nhà có hai đứa con bị bệnh tâm thần
Đ. học vừa hết lớp 9 thì đổ bệnh, lúc đầu chỉ run rẩy, sau lên cơn co giật. Mỗi khi Đ. lên cơn, bao nhiêu cánh cửa trong nhà bị Đ. đập phá hết, đồ đạc trong nhà cũng ra nằm ngoài sân. Có lần Đ. còn chạy qua phá cửa nhà hàng xóm, người ta bắt mẹ Đ. bồi thường 5 triệu đồng.
Bệnh Đ. chưa khỏi hẳn thì vào năm 2017, người em gái là P.T.H. (24 tuổi) bị tâm thần theo anh trai. Họa vô đơn chí, một mình bà Thanh một nách nuôi hai đứa con bị điên trong nhà.
“Mỗi lần con H. phát bệnh, bao nhiêu gà, ngan nuôi trong chuồng bị nó bắt làm thịt ăn hết, nó còn lên bàn thờ lấy rượu thắp hương bố để uống. Uống say nó chạy khắp nơi”, bà Thanh tâm sự.
Hóa điên vì làm hư đôi giày
Rời căn phòng số 06 với câu chuyện đẫm nước mắt của bà Thanh, chúng tôi sang căn phòng nhỏ bên cạnh, nơi chỉ đặt 4 giường bệnh. Một người đàn ông trung niên dáng người thấp đậm, nằm trên chiếc giường ngoài cùng, chân bị một dây xích sắt khóa.
Phía cuối căn phòng đặt hai chiếc giường song song nhau là nơi điều trị của hai anh em B.Q.P. và B.Q.T. quê ở huyện Can Lộc.
Khoa Cấp tính nam Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh |
Nghe tiếng gọi của bác sĩ, hai anh em P. và T. ngồi nhỏm dậy, còn người đàn ông trung niên vẫn nằm im thin thít.
Ông Hường, bố đẻ của P. và T. ngồi uể oải trên chiếc giường còn trống. Khuôn mặt ông khắc khổ như đời của ông vậy.
Ông Hường thời trẻ đi bộ đội ở chiến trường B (Quảng Nam - Đà Nẵng). Hòa bình lập lại, ông xuất ngũ chuyển sang làm công nhân thủy điện rồi cưới vợ vào năm 1989, sinh được 2 người con.
T. là con thứ 2, lớn lên vào Đồng Nai làm công nhân giày da. Sau lần bị phạt vì làm hỏng một đôi giày, T. bỏ việc ra ngoài đi lang thang không thông báo với người thân.
Sau ít ngày mất tin tức của T., ông Hường một mình lặn lội vào Đồng Nai tìm con. Suốt 15 ngày tìm kiếm trong vô vọng, ông Hường nhận được tin từ công an đã thấy T.. Ngày hôm sau, ông Hường đưa T. rời Đồng Nai về nhà.
Ông Hường và những ngày tháng ăn cơm ở viện nhiều hơn ở nhà
Từ khi về nhà, T. nhốt mình trong phòng không nói chuyện với ai, tâm trạng luôn lo sợ, bất an. Năm 2017, nhận thấy dấu hiệu bất thường, ông Hường đưa T. đi khám thì phát hiện T. bị tâm thần phân liệt, buộc phải nhập viện điều trị.
“Khi còn ở nhà những lúc lên cơn, nó hay phá phách lắm. Có lúc cả gia đình đang ăn cơm, nó bỏ bát xuống rồi lao vào đánh anh trai. Có lần nó cầm cái chén ném vào đầu tôi chảy máu. Vậy mà thời gian đầu đưa nó vào viện chữa bệnh, nó không chịu, cứ đến viện rồi đòi về, mãi sau này mới chịu ở lại”, ông Hường nói.
P. là anh trai của T., lớn lên P. đỗ vào một trường đại học ở TP. HCM. Sau khi tốt nghiệp, P. vào làm lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cho một tập đoàn lớn có cơ sở tại Hà Tĩnh.
Đầu năm 2019, P. bắt đầu có dấu hiệu bệnh như em trai của mình. Tinh thần P. luôn hỗn loạn, lúc nào cũng sợ người khác đâm chém mình. Mỗi khi lên cơn điên, P. không phá phách như T. mà bỏ nhà đi khiến nhiều phen cả gia đình phải tỏa đi tìm kiếm.
Ông Hường bảo, từ ngày hai đứa con bị tâm thần, ông ở viện nhiều hơn ở nhà. Mỗi lần một trong hai đứa con lên cơn, gia đình ông thuê xe đưa con đến bệnh viện gấp chứ ở nhà không thể giữ chân chúng suốt ngày được.
“Cả 2 đứa con đổ bệnh cùng lúc nên vất vả lắm, khi chúng nó tỉnh táo thì còn yên ổn chứ khi đổ bệnh thì trong nhà loạn cả lên”, ông Hường nói.
Lê Minh (còn nữa)
Nỗi đau 40 năm sống ở bệnh viện
- “Thân thể khỏe mạnh bình thường, nhưng họ lại mất đi phần quan trọng nhất, là sự tỉnh táo về tinh thần. Họ là những người rất cần tình yêu thương…”