Triển lãm tổ chức lần đầu tại TP.HCM,ầnđầutriểnlãmtranhtriệuđôcủaBộtứĐôngDươngtạiViệbdkq laliga trưng bày hơn 50 tác phẩm của 4 họa sĩ được mệnh danh “tứ kiệt trời Âu” (Phổ - Thứ - Lựu - Đàm), gồm: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm. Đây là 4 họa sĩ tốt nghiệp những khóa đầu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Các tác phẩm trong triển lãm lần này như một lát cắt minh họa cho giai đoạn sáng tác ở hải ngoại của 4 danh họa, thể hiện tâm thế luôn hướng về quê hương thông qua những tuyến chủ đề quen thuộc, bắt nguồn từ mạch ký ức, hoài niệm của mỗi người như: hoa cỏ và cảnh quan, gia đình và phong tục, văn hóa và kiến trúc…
Triển lãm mang tính chất phi thương mại, được Sotheby’s – hãng đấu giá tranh lâu đời thứ 3 trên thế giới đứng ra bảo trợ, dưới sự tổ chức của giám tuyển khách mời Ace Lê. Theo ban tổ chức, sự kiện không những đánh dấu mốc với vai trò triển lãm đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức bởi một nhà đấu giá quốc tế, mà còn là một trong những triển lãm tranh Đông Dương với quy mô lớn nhất tại đây.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật độc lập Ace Lê cho biết từ 200 bức ban đầu, anh và các cộng sự tuyển chọn còn 56 bức. Các tác phẩm giá trị trong triển lãm 100% đều đến từ bộ sưu tập tư nhân của các nhà sưu tầm tranh trong nước.
Đại diện triển lãm cho hay thách thức khó nhất là việc thẩm định, định giá tranh bởi trước nay ở Việt Nam chưa xem tranh là một dạng tài sản chính thức. Họ dựa vào 2 yếu tố là lai lịch tranh và trực giác của các nhà nghiên cứu trong quá trình làm việc để đưa ra kết quả.
“Ở Việt Nam hiện chưa có một bảo tàng công đủ sức để tổ trức triển lãm thế này. Trong khi các nhà sưu tầm tranh trong nước thường giữ trong tư gia của họ. Không ít tranh đã được đấu giá tại nước ngoài nhưng đây là lần đầu tiên triển lãm tại Việt Nam”, ông Ace Lê cho biết.
Đại diện của Sotheby’s nói đây là sự kiện cần thiết để các tác phẩm nghệ thuật giai đoạn Đông Dương tiếp cận tới công chúng. Quá trình chuẩn bị triển lãm diễn ra vỏn vẹn trong 3 tháng, phải đáp ứng những yêu cầu gắt gao về việc vận chuyển, giám định, bảo quản cũng như trưng bày theo quy chuẩn quốc tế.
Phía hãng đấu giá quốc tế cũng cử 5 chuyên viên sang Việt Nam để giám sát mọi khâu trong triển lãm. Họ cũng phải mua bảo hiểm cho tranh với mức giá lên đến vài chục triệu đô.
Thời gian qua, tranh của hoạ sĩ Lê Phổ và Mai Trung Thứ liên tục lập kỷ lục về giá trên sàn quốc tế. Bức Chân dung cô Phương(Portrait of Mademoiselle Phuong) của Mai Trung Thứ đạt 3,1 triệu USD trong đợt đấu giá tháng 4/2021. Danh hoạ Lê Phổ cũng có 4 tranh cán mốc triệu đô gồm Thiếu nữ choàng khăn (1,1 triệu USD), Khoả thân(1,4 triệu USD), Đời sống gia đình(1,1 triệu USD) và Dáng hình trong vườn(2,28 triệu USD).
Đại diện triển lãm nhìn nhận các tác phẩm tranh Đông Dương ngày càng có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Do đó, họ kỳ vọng qua sự kiện sẽ góp phần mở ra một cánh cửa triển vọng cho thị trường mỹ thuật Việt Nam trong thời gian tới.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Bộ TT&TT gia hạn thử nghiệm 5G cho Viettel, VNPT và MobiFone
Kiên Giang ra quy định mới về diện tích tối thiểu đất được tách thửa
Đóng giả làm ma nơ canh để ăn trộm trang sức
Video Hamas đụng độ với Israel, trại tị nạn Jabalia bị tấn công lần 2
Xe ô tô sẽ 'xuống cấp' trầm trọng nếu chăm sóc sai vào mùa đông
Ba lần thi trượt thạc sĩ, cô gái trầm cảm phải vào viện tâm thần
Tin chuyển nhượng 18/4: MU chốt giá Sabitzer, Bellingham quay xe
Dự đoán tỷ số World Cup 2022 hôm nay ngày 6/12
Loạt xe ấn tượng của dàn diễn viên chính 'Fast and Furious 9'
Trường học Hà Nội sẵn sàng thi học kỳ II trực tuyến trong dịch Covid
Dàn lãnh đạo công ty hầu tòa vụ án Hà Văn Thắm giai đoạn 2
'Ước mơ Phượng hoàng' của bác sỹ gốc Việt ở Mỹ