Nói không với băng dính che số CVV trên thẻ
Thống kê mới nhất của Công ty nghiên cứu Javelin Strategy & Research cho thấy tỷ lệ gian lận giao dịch thẻ tại Mỹ trong năm 2016 đã tăng đến 16%,augsburg đấu với köln gây thiệt hại lên đến 16 tỷ USD. Tại Hội nghị trực tuyến chuyên đề “Đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ” năm 2016, ông Đào Minh Tuấn, đại diện Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cũng nhấn mạnh việc để lộ các thông tin thẻ trong quá trình giao dịch cũng là kẽ hở cho các hành vi gian lận.
Đó là lý do không ít người dùng tìm cách che mã số bảo mật (CVV, CVC...) bằng băng dính mờ hoặc xoá luôn số CVV để yên tâm hơn khi giao thẻ cho nhân viên thu ngân. Khoan bàn đến sự rắc rối của phương pháp này, việc đa số thẻ tại Việt Nam vẫn sử dụng hình thức tích hợp dữ liệu trên dải băng từ (khác với thẻ gắn chip) cũng tạo ra lỗ hổng lớn cho phương pháp trên. Ngay cả khi đã che số CVV hoặc thậm chí là toàn bộ hai mặt thẻ, kẻ gian vẫn có thể sao chụp thông tin trên dải băng từ trong quá trình quẹt thẻ và nhân bản thành thẻ mới.
Để bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm trên thẻ của người dùng, Samsung Pay đã phát triển công nghệ tokenization (sau đây gọi tắt là token). Mỗi tài khoản thẻ sẽ ứng với một chuỗi token không thể đảo ngược do ngân hàng và tổ chức chuyển mạch thẻ cung cấp. Khi tích hợp thẻ ngân hàng vào Samsung Pay và chạm điện thoại để thanh toán, các máy POS chỉ đọc được chuỗi token mà không nắm được bất cứ thông tin nào của chủ thẻ.
Điều này đồng nghĩa với việc kẻ gian không thể biết được thông tin thẻ thực sự của người dùng, không thể đảo ngược số token để truy ra thông tin gốc dù có áp dụng công nghệ sao chép tiên tiến hay thậm chí nắm quyền sử dụng điện thoại. Theo thống kê mới nhất từ Công ty điện tử Samsung Vina, đã có 80.000 lượt cài đặt và 30.000 lượt giao dịch bằng Samsung Pay tại thị trường Việt Nam, phản ánh mức độ tin cậy cũng như sự tiện lợi của phương thức thanh toán này.
Tạm biệt phần mềm chống virus