Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu_nhận định west ham vs chelsea

时间:2025-01-11 00:40:36 来源:Fabet

 - Sinh năm 1993,ếmhọcbổngchàngtraiĐàNẵngduhọckhắpÁÂnhận định west ham vs chelsea Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

{keywords}

Nguyễn Hoàng Duy Phương mặc kimono kỉ niệm những năm tháng ở Nhật. Ảnh: NVCC

Nam sinh chuyên toán và 8.0 IELTS

Tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Quản trị kinh doanh của ĐH Ritsumeikan châu Á Thái Bình Dương (APU) tại Nhật Bản, Phương tiếp tục tìm kiếm cơ hội học tập ở đất nước châu Âu được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Bạn bè và người thân ngạc nhiên khi em chọn Đan Mạch, nhưng em quan niệm “càng chưa biết thì càng muốn trải nghiệm”. Với bảng hồ sơ nổi bật: top 10 sinh viên có điểm GPA cao nhất toàn trường, giải thưởng luận văn xuất sắc, IELTS 8.0, tiếng Nhật N2, Phương nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Đan Mạch cho 2 năm học.

Theo học chương trình 2 văn bằng: Thạc sĩ về Chiến lược, tổ chức và lãnh đạo và Thạc sĩ Quản lý quốc tế của ĐH Kinh doanh Copenhagen (Đan Mạch), Phương cũng là đại diện duy nhất của trường tham gia chương trình Thạc sĩ song song với ĐH Kinh tế Chính trị London – một trong những ngôi trường được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng đại học thế giới. Phương chia sẻ, đầu năm 2017 này em sẽ sang London để hoàn thành nốt chương trình học của mình.

Cơ duyên đến với nước Nhật của Phương cũng rất đơn giản: khi còn học cấp 3 ở Đà Nẵng, em học chuyên toán nên tiếng Anh lúc đó còn rất yếu để xin được học bổng của Mỹ hay Singapore, trong khi đòi hỏi tiếng Anh của Nhật không quá cao cho chương trình cử nhân. Hồ sơ của em được APU đồng ý miễn giảm học phí cho 4 năm học và nhận được học bổng sinh hoạt phí của tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật trong năm đầu.

{keywords}

Duy Phương đại diện cho các học sinh có điểm GPA cao nhất kì (4.0/4.0) phát biểu trước toàn trường. Ảnh: NVCC

Bằng những nỗ lực không ngừng, Phương dùng kết quả học tập và hoạt động ngoại khóa của mình để nộp hồ sơ cho nhiều học bổng khác nhau. Trong số 6 học bổng mà Phương nhận được trong 4 năm học có 2 học bổng danh giá, một là của Tập đoàn dược phẩm lớn nhất nước Nhật Kobayashi dành cho 30 sinh viên quốc tế xuất sắc ở các đại học Nhật, một là giải thưởng danh dự Ando Momofuku cho học sinh xuất sắc toàn trường của cố tiến sĩ Ando Momofuku – người phát minh ra mỳ tôm và là người sáng lập Tập đoàn thực phẩm Nissin.

Tổng số tiền học bổng mà Phương nhận được lên tới 5 triệu yên Nhật – một số tiền không nhỏ giúp em học tập và sinh sống thoải mái hơn ở quốc gia đắt đỏ này.

Đặt chân đến nước Nhật với vốn tiếng Anh hạn chế, và vốn tiếng Nhật bằng không, năm đầu đại học trở nên vô cùng khó khăn với em. “Trong khi các bạn Việt Nam khác đa phần là học sinh chuyên Anh nên các bạn có thể tập trung học tiếng Nhật, còn em thì phải cố gắng gấp đôi để học cả hai thứ tiếng, vì các học bổng sinh hoạt phí đều phải viết luận và phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Cho nên khi nhìn lại 4 năm ở Nhật, em nghĩ rằng chuyện gì cũng có thể làm được nếu bản thân thực sự quyết tâm” – Phương chia sẻ.

Nhật Bản hòa nhã, Đan Mạch quyết liệt

{keywords}

Duy Phương cùng các bạn sinh viên thạc sĩ học nhóm tại trường Copenhagen Business School, Đan Mạch. Ảnh: NVCC

Với Phương, Nhật Bản và Đan Mạch là hai thái cực hoàn toàn khác biệt về văn hóa, quan điểm sống và cả cách học tập. Nếu như trong lớp học của Nhật, mọi người giao tiếp hòa nhã với nhau, học sinh hiếm khi phát biểu trong giờ học mà thường chăm chú nghe giảng thì Đan Mạch là một “cú sốc” lớn với em.

Ở Đan Mạch, thầy trò thường xuyên tranh cãi quyết liệt trong giờ học và thầy cô rất đánh giá cao tư duy phản biện như vậy. Họ cũng yêu cầu học sinh gọi họ bằng tên và không cần kèm thêm danh xưng như “Mr” hay “Professor”, nên mối quan hệ thầy cô rất cởi mở như bạn bè với nhau. Khi làm việc nhóm với các sinh viên Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy hay Đức cũng vậy, mọi người không ngần ngại nói ra điểm chưa hài lòng về nhau, điều hoàn toàn tối kị ở Nhật. Vì đã quen với văn hóa Nhật cũng như là sinh viên châu Á duy nhất đến từ ngoài châu Âu, nên kì học đầu tiên khá khó khăn để em hòa nhập với mọi người – Phương kể.

“Chương trình học rất nặng và sinh viên phải tự học là chính với rất nhiều bài đọc trong ngày. Ở Đan Mạch còn nổi tiếng với kiểu thi vấn đáp và cho điểm tại chỗ vô cùng căng thẳng, quyết định điểm số của cả môn vì thường không tính điểm chuyên cần hay bài tập về nhà. Đây là điều hoàn toàn khác biệt với ở Nhật nên em cũng cảm thấy khó khăn thời gian đầu”.

Được trải nghiệm sự khác biệt là một may mắn

{keywords}

Duy Phương đại diện cho Việt Nam tham gia Hội nghị hòa bình quốc tế 2014 (Peace conference of youth) tại Osaka Nhật Bản. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, sự khác biệt về phương pháp học tập hay nền văn hóa, với Phương, lại là một sự may mắn - may mắn khi được trải nghiệm những điều khác biệt. “Nếu như ở Nhật mọi người đề cao kỉ luật, sự cần cù và khiêm nhường, đồng thời cũng kéo theo áp lực và căng thẳng trong công việc, làm việc quá giờ đến thâu đêm là điều thường thấy; thì Đan Mạch hoàn toàn ngược lại. Mọi người ở đây sống thảnh thơi, làm việc chỉ khoảng 7 tiếng mỗi ngày, dành nhiều thời gian cho gia đình và đi du lịch. Người dân đề cao sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Thậm chí các công ty ở đây còn khuyến khích nhân viên làm việc ít hơn để dành thời gian cho gia đình”.

Tuy nhiên, người Đan Mạch cũng làm việc rất hiệu quả nhờ văn hóa doanh nghiệp cởi mở và ít tầng lớp. “Mọi người tranh luận quan điểm rõ ràng với nhau, không quan tâm đến chức vụ. Ngược lại, ở Nhật bản, có sự phân biệt khá lớn giữa cấp trên và cấp dưới. Mọi người có xu hướng phải giao tiếp trong ôn hòa, sử dụng kính ngữ, nói 1 hiểu 10. Bản thân em thấy trong thời đại mới, văn hóa này có vẻ như không còn phù hợp. Bên cạnh đó, người nước ngoài ở Nhật khó có thể thăng tiến trong công ty, tuy nhiên điều này cởi mở hơn ở Đan Mạch” – nam sinh viên 23 tuổi chia sẻ.

Không chỉ có văn hóa – xã hội, phương pháp học tập khác biệt, cảm xúc của Phương dành cho hai đất nước cũng khá khác nhau. Mặc dù người Nhật nổi tiếng nghiêm túc, kín đáo, nhưng em thường xuyên tham gia các chương trình giao lưu với dân địa phương. Qua các hoạt động ở đất nước này, em đã có một người mẹ nuôi ở Nhật. Chính vì thế, em cảm thấy nước Nhật như chính gia đình mình, rất xúc động khi nhớ về.

Còn ở Đan Mạch, Phương cảm thấy mình như một khách du lịch. “Người Đan Mạch rất khó để nói chuyện và trở thành bạn thân với họ. Đôi khi cũng vì người ta tôn trọng sự riêng tư của mình nên cũng ít khi hỏi thăm, bắt chuyện. Đây có lẽ là điều em không thích nhất ở đây”.

Hiện tại, Phương đang đi làm thêm cho một tổ chức tư vấn chiến lược phi lợi nhuận ở Copenhagen. Em dự định sẽ trở về Việt Nam để trải nghiệm môi trường sau 6 năm xa quê. Sau đó, em sẽ cố gắng tìm cơ hội đi học tiến sĩ ở một nền văn hóa mới như Mỹ hay Úc. “Ước mơ lớn nhất của em là trở thành một giảng viên đại học”.

  • Nguyễn Thảo
推荐内容