TheêntậpnộidungPTTHtheoyêucầutrênnguyêntắcbảovệtrẻvatika fco quy định tại văn bản hợp nhất Nghị định 06/2016/NĐ-CP và Nghị định 71/2022/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh truyền hình, một điểm mới so với trước là quy định về quản lý biên tập nội dung theo yêu cầu (VOD) thích ứng với tính chất, đặc điểm của loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet - OTT TV VOD, phân nhóm nội dung để có các quy định biên tập phù hợp.
Trong đó, với nhóm chương trình thể thao, giải trí, doanh nghiệp được chủ động biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ và hiển thị cảnh báo trong khi cung cấp dịch vụ, căn cứ theo nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung của Bộ TT&TT và quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo pháp luật Việt Nam.
Trên tinh thần của Nghị định mới, Bộ TT&TT đã xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình. Thời hạn lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư này sẽ kéo dài đến ngày 27/4 tới.
Dự thảo Thông tư đề xuất các nguyên tắc biên tập nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, trong đó có các nguyên tắc chung như: Phải bảo đảm loại bỏ tất cả các nội dung vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, điện ảnh; bảo vệ trẻ em và đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực.
Phải loại bỏ trong chương trình những nội dung, đoạn hội thoại có ý chê bai, dèm pha về nguồn gốc, xuất thân của người đối thoại hoặc nhân vật được đề cập; những nội dung lấy nhược điểm thân thể của cá nhân để chọc cười; những từ ngữ, ký hiệu miệt thị, vi phạm lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam; tiếng lóng, chửi thề.
Phải loại bỏ chương trình trong trường hợp khi thực hiện biên tập chương trình, phát hiện trong chương trình, tại địa điểm diễn ra sự kiện, địa điểm tổ chức sự kiện thể thao, giải trí có xuất hiện hình ảnh, hoạt động vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc các yếu tố chính trị nhạy cảm như chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, quan hệ ngoại giao; vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Bộ TT&TT cũng đề xuất, với các chương trình giải trí, các đơn vị thực hiện biên tập phải dán nhãn, ghi rõ mức phân loại nội dung đối với chương trình đã biên tập theo các mức phân loại quy định. Các chương trình thể thao phải thực hiện biên tập, nhưng không phải phân loại.
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Tuấn Anh, CEO Công ty An ninh mạng thông minh SCS nhận định, việc Bộ TT&TT đưa ra quy định phải đảm bảo nguyên tắc loại bỏ tất cả các nội dung vi phạm và bảo vệ trẻ em cùng đối tượng dễ bị tổn thương khác đối với những nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực là điều rất cần thiết.
CEO Công ty SCS cũng đánh giá, việc phân loại các nội dung chương trình giải trí theo độ tuổi cũng là điều cần thiết để các nhà quản lý, phụ huynh, giáo viên hay bản thân trẻ em khi tiếp cận các nội dung có thể biết ngay nội dung đó có phù hợp với lứa tuổi của mình hay không.
“Quy định này sẽ giúp chúng ta có nhãn phân loại, từ đó điều chỉnh hành vi xem và sử dụng nội dung giải trí sao cho phù hợp với lứa tuổi”, ông Ngô Tuấn Anh chia sẻ.