当前位置:首页 >World Cup >Sẽ hết thời trường đại học “lấy mỡ nó rán nó”_tỷ số phạt góc hôm nay

Sẽ hết thời trường đại học “lấy mỡ nó rán nó”_tỷ số phạt góc hôm nay

2025-01-10 13:29:37 [La liga] 来源:Fabet

- Với quy định mới về xác định chỉ tiêu tuyển sinh,ẽhếtthờitrườngđạihọclấymỡnóránnótỷ số phạt góc hôm nay giáo dục đại học sắp tới sẽ qua thời "ăn đong" theo kiểu "lấy mỡ nó rán nó". Có thể không tránh khỏi hệ lụy "xin - cho", nhưng xét ở đại cục, đây là một tín hiệu tốt.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhìn nhận như vậy về Thông tư 32, một chính sách đang gây xôn xao các trường đại học những ngày qua.

{keywords}
Ông Lê Trường Tùng

Hạn chế "sinh viên hạng 2"

Phóng viên:Theo ông, đâu là thông điệp mà Bộ GD-ĐT đưa ra trong Thông tư 32?

Ông Lê Trường Tùng:Từ năm học 2014-2015, hàng năm Bộ GD-ĐT đều có thông tư hướng dẫn phương thức tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường đại học cao đẳng, chuyển từ việc phân chỉ tiêu theo kế hoạch sang phê duyệt chỉ tiêu theo năng lực.

Thông tư 32 vừa ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu từ năm học 2016-2017 trở đi.

Theo tôi, qua Thông tư 32, Bộ GD-ĐT chuyển tải ba thông điệp sau.

Thứ nhất: Để phát triển bền vững, các trường cần có đủ giảng viên cơ hữu và có đủ cơ sở vật chất của riêng mình. Tham gia hoạt động giáo dục đại học là chấp nhận một cuộc chơi lớn. Đã qua cái thời kỳ phát triển giáo dục đại học theo mô hình“tay không bắt giặc”, “lấy mỡ nó rán nó”, với vốn mươi mười lăm tỷ đồng hoạt động theo kiểu ăn đong, dạy bằng giảng viên thỉnh giảng và cơ sở vật chất thuê mướn.

Thông điệp thứ hai là sẽ tiếp tục đẩy mạnh lộ trình tự chủ - trong đó có tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, và khi đó hành lang pháp lý sẽ được quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn.

Việc mở rộng tự chủ sẽ hạn chế việc xin-cho, nhưng cũng đi đôi với việc quy định rõ cái gì không được làm, hành lang nào không được vượt qua.

Thứ ba là các trường đại học cần tập trung vào nhiệm vụ chính của mình theo quy định của các luật mới (Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục Nghề nghiệp), không lấn sân sang đào tạo trung cấp, cao đẳng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cũng hạn chế dần số lượng sinh viên “hạng 2” (chất lượng thấp) như chạy theo dạy “vừa làm vừa học” (tại chức) theo mô hình liên kết tại các địa phương.

Trong số hơn 200 trường đại học hiện nay, có một số trường phản ứng khá mạnh. Phản ứng từ các trường bị ảnh hưởng nói lên điều gì?

Cũng có một số chuyên gia có ý kiến cho rằng liệu quy định của Bộ GD-ĐT có hợp hiến hay không? Có theo thông lệ quốc tế hay không? Có ảnh hường đến công văn ăn việc làm của giảng viên hay không?...

{keywords}
Thí sinh chờ thi tại điểm thi Trường ĐH Thủy lợi năm 2015. Ảnh: Lê Anh Dũng

Đại diện cho Bộ GD-ĐT cũng đã lên tiếng giải thích với công luận.

Tôi chỉ hơi ngạc nhiên vì sao dư luận e ngại về việc giảng viên mất việc, mà lại không ai e ngại là thí sinh thất học, vì giảng viên và sinh viên là hai mặt của cùng một vấn đề. Nếu quan tâm đến quyền được dạy của người dạy thì cũng cần quan tâm đến quyền được học của người học.

Phản ứng của các trường là dễ hiểu, vì các trường nghĩ rằng giảm quy mô đào tạo, giảm chỉ tiêu tuyển sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu và có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tổ chức nhân sự hiện có.

Chi phí giáo dục đại học Việt Nam đang thấp nhất thế giới

Việc khống chế bằng số lượng có tạo ra thay đổi chất lượng, hay dễ tạo cơ hội cho cơ chế xin-cho?

Mở rộng số lượng trong bối cảnh nguồn lực hạn chế sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đại học đã thấp hiện nay.

Tôi đã tính sơ bộ, thấy rằng chi phí cho giáo dục đại học Việt Nam trên đầu một sinh viên đang ở mức thấp nhất thế giới.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp - trong đó cần tìm nguồn để chi phí đầu tư đại học trên đầu một sinh viên tăng lên ít nhất đạt mức gấp 3 so với hiện nay -theo công thức học phí học đại học một năm tương đương nửa năm lương đi làm trung bình.

Phần lớn trường đại học công hiện nay đang thu học phí dưới mức chi phí đào tạo và được “bù giá” bằng ngân sách nhà nước.

Chẳng hạn, học phí thu từ sinh viên trong một trường công chỉ đủ 40% chi phí thực tế. Chi hàng năm từ ngân sách chẳng hạn đủ bù cho 10.000 sinh viên.

Nếu trường “tự chủ” đào tạo 20.000 sinh viên thì nguồn ngân sách vẫn thế, thay cho chia cho 10.000 sinh viên sẽ phải chia cho 20.000 sinh viên, dẫn đến chi phí đào tạo trên đầu sinh viên sẽ giảm đi, kéo theo chất lượng đi xuống.

Nhưng nếu nhìn từ góc độ tài chính của trường thì dạy 20.000 sinh viên thu học phí gấp đôi so với dạy 10.000  sinh viên, và trường sẽ triển khai đào tạo theo phương thức “lựa cơm gắp mắm” – có bao nhiêu chi bấy nhiêu, còn chất lượng đào tạo giảm sút thì người học và xã hội gánh chịu.

Việc xin-cho thì chẳng tránh được. Xã hội Việt Nam cần phải phát triển ở mức cao hơn, cơ chế quản lý cần trưởng thành, minh bạch cần ở mức cao hơn thì mới giảm được việcxin-cho.

Khi đã có hành lang, thì với truyền thống “giỏi xoay sở, khéo đi tắt” - sẽ có một số trường muốn vượt khỏi hành lang, dù mục tiêu đặt ra hành lang là để ai ở trong hành lang thì khỏi phải chịu cơ chế xin-cho.

Nói chung có hành lang là tốt hơn không có hành lang, cũng giống như xếp hàng văn minh thì hơn chen lấn xô đẩy, dù xếp hàng cũng mất thời giờ, và cũng có ai đó đang đi "cửa sau".

Trường ĐH có quy mô tối đa 15.000 sinh viên chính quy

Thông tư 32 thay đổi cách xác định chỉ tiêu theo tiêu chí tỉ lệ sinh viên chính quy trên giảng viên quy đổi theo mỗi khối ngành.

(责任编辑:Cúp C2)

    推荐文章
    热点阅读