时间:2025-01-11 00:07:53 来源:网络整理编辑:Cúp C1
Tin thể thao 24H Có cần 'sống chết' chạy theo bài báo khoa học?_real kashmir vs
- Việt Nam có thể học được gì từ việc đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học của thế giới?ócầnsốngchếtchạytheobàibáokhoahọreal kashmir vs
Nhà khoa học đạt giải Nobel suýt mất việc
Trả lời báo Guardian(Anh) trong một bài phỏng vấn gần đây, Peter Higgs, nhà vật lý đạt giải Nobel năm 2013 đã tiết lộ một thông tin khiến giới khoa học sửng sốt: vào thời điểm năm 1980, nếu không có việc ông được đề cử giải Nobel (nhưng sau đó không đạt giải), Peter Higgs có lẽ đã bị sa thải.
Nguyên nhân là bởi Higgs không xuất bản số bài báo khoa học theo đủ yêu cầu của khoa.
Trong thực tế, cho đến năm 1964 – thời điểm Higgs xuất bản bài báo mà qua đó ông đạt giải Nobel vật lý năm nay về hạt Higgs boson trên Physical Review Letters, ông mới xuất bản được chưa đến 10 bài. Higgs bắt đầu học tiến sỹ từ năm 1951, như vậy, cho đến năm 1964 – tức là sau 13 năm làm khoa học liên tục, số bài báo ông có được chưa quá số ngón tay trên 2 bàn tay; tương đương tỷ lệ chưa đến một bài/năm – quá thấp so với những tiêu chuẩn về năng suất khoa học trong thời đại ngày nay.
Cũng theo Higgs trong bài phỏng vấn nói trên, ông tin rằng nếu ông vẫn đang làm việc trong thời đại ngày nay thì chắc chắn ông sẽ sớm bị mất việc. Có thể nói, văn hoá khoa học của thời của Higgs những năm 1960 so với ngày nay đã thay đổi quá nhiều. Chưa bao giờ nhà khoa học chịu nhiều sức ép xuất bản bài báo lớn đến vậy.
"Xuất bản hay lụi tàn"
Tại Mỹ, khi văn hoá “publish or perish”(xuất bản hay lụi tàn) đã trở thành chuẩn mực và phổ quát, sức ép xuất bản bài báo còn có phần khắc nghiệt hơn nhiều so với Anh quốc – nơi Higgs làm việc suốt cả sự nghiệp của ông cũng như so với các nước Châu Âu nói chung.
Có thể nói, với việc giáo dục đại học mở rộng theo cấp số nhân, số lượng người làm nghiên cứu tăng nhanh, ngân sách tài trợ hạn hẹp dần từ phía các chính phủ; sức ép phải thương mại hoá, ứng dụng hoá các tri thức khoa học càng nhanh càng tốt từ phía thị trường, số lượng bải báo xuất bản đã trở thành “phong vũ biểu” đánh giá chất lượng của nhà khoa học cũng là điều dễ hiểu.
Tại một số quốc gia Châu Á có nền khoa học mới nổi như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc hay Hàn Quốc, sức ép xuất bản đối với các nhà khoa học còn có phần “khủng khiếp” hơn so với các đồng nghiệp của họ tại Âu – Mỹ.
Ví dụ như tại Đài Loan, một Assistant Professor (trợ lý giáo sư) có thời hạn 6 năm để phấn đấu trở thành Associate Professor (phó giáo sư).
Trong 6 năm đó, nếu trung bình, một Assistant Professor không xuất bản trung bình 3-4 bài báo quốc tế/năm, nhà khoa học đó không những không được thăng hạng thành Associate Professor mà thậm chí còn có thể mất việc.
Theo quan sát của người viết bài này, có 3 nguyên nhân giải thích hiện tượng kể trên:
Một là,với tư cách là ‘những kẻ đi sau’ trong sân chơi giáo dục đại học quốc tế, các nền khoa học mới nổi tại châu Á có lẽ không tự tin trong việc đưa ra hệ thống đánh giá khoa học theo chuẩn/luật chơi của riêng mình; vì vậy, để không mất thời gian xây dựng lại, họ áp dụng luôn (và triệt để hơn) những tiêu chuẩn đánh giá (dựa vào bài báo quốc tế) đang được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ áp dụng.
Hai là, với đặc thù văn hoá “cộng đồng” (collectivism) mà trong đó nhiều khi các quan hệ cá nhân lại có sức mạnh chi phối, thậm chí phá vỡ các tiêu chuẩn, quy định chung, việc áp dụng chuẩn của phương Tây sẽ giúp các nước châu Á mới nổi kể trên tránh được những tiêu cực phát sinh. Nhà khoa học muốn được công nhận và thăng tiến thì buộc phải có bài báo khoa học đăng trên những tạp chí quốc tế, theo các chuẩn mực do người phương Tây đã xác định.
Ba là, với việc Chính phủ từ các nước châu Á kể trên đầu tư mạnh mẽ trong thời gian gần đây nhằm xây dựng thành công các đại học nghiên cứu lọt vào các Top 100, 200 tại các bảng xếp hạng đại học trên thế giới (mà một trong các tiêu chí là số lượng bài báo quốc tế), các nhà khoa học tại các nước này đang phải chịu sức ép khổng lồ trong việc xuất bản càng nhiều bài báo quốc tế càng tốt.
Trong một vài năm trở lại đây, chúng ta bắt đầu nghe thấy đâu đó một vài nhận định phê phán văn hoá “publish or perish” từ phía các nhà khoa học.
Họ cho rằng, luật chơi hiện nay đơn thuần chỉ dẫn đến việc các nhà khoa học chạy theo số lượng, mà quên đi chất lượng. Nó cũng góp phần “giết chết” các ý tưởng nghiên cứu sáng tạo và mạo hiểm, nhưng lại có thể đem lại những kết quả đột phá giúp ích cho cộng đồng; thay vào đó, các nhà khoa học dành quá nhiều thời gian vào việc viết bài báo, trả lời phản biện hơn để đổi lấy “an toàn” trong việc giữ việc làm.
Trong một bài trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet cách đây vài năm, GS Annick Weiner, nguyên Phó Giám đốc ĐH Paris Sud 11, Pháp, đã từng nhận định rằng chính nhờ việc chưa bị văn hoá “publish or perish” ảnh hưởng nặng nề trong giới khoa học Pháp, GS Ngô Bảo Châu mới có thể dành nhiều thời gian để “nhìn sâu vào vấn đề”, qua đó, tạo tiền đề cho anh trong việc giải quyết Bổ đề cơ bản và giải thưởng Field sau này.
Lựa chọn nào cho Việt Nam?
Giáo dục đại học Việt Nam đang trong những bước khởi đầu trong quá trình hội nhập với thế giới.
Trong một vài năm trở lại đây, nhờ sự đầu tư từ phía Nhà nước, cùng với việc có nhiều hơn các nhà khoa học Việt Nam tham gia học tập, trao đổi, nghiên cứu với đồng nghiệp quốc tế, một số hoạt động phổ biến theo các tiêu chuẩn quốc tế đã dần dần trở nên quen thuộc với văn hoá khoa học trong nước như: nghiên cứu liên ngành, kết hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo sau đại học, tài trợ nghiên cứu trên cơ sở cạnh tranh ….
Tuy vậy, có thể thấy, xét trên bình diện chung, mới chỉ có một nhóm nhỏ các nhà khoa học trong nước có điều kiện và khả năng để thực hiện các nghiên cứu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc công bố bài báo quốc tế mới chỉ dừng ở mức độ khuyến khích chứ chưa trở thành yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên trong các trường đại học nước ta.
Ghi chú: Bài viết được tác giả gửi tới VietNamNet với tiêu đề: Việt Nam có thể học được gì từ việc đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học của thế giới? |
Một câu hỏi được đặt ra là chúng ta sẽ phải dung hệ thống đánh giá như thế nào đối với các nhà khoa học trong thời gian tới, khi giáo dục đại học nước nhà có những bước tiến sâu và rộng hơn vào sân chơi khoa học chung của nhân loại.
Chúng ta đều biết rằng nếu vẫn giữ cách đánh giá nhà khoa học theo cách làm “không giống ai” như hiện nay thì chỉ dẫn đến sự tụt hậu so ngày càng xa với thế giới.
Còn nếu áp dụng tiêu chuẩn bài báo quốc tế như thế giới đang làm, thì làm sao để khỏi dẫm lại những vết xe “chưa đến mức đổ, nhưng cũng có phần chuệch choạc” mà các nước láng giềng đã mắc phải.
Câu trả lời cho vấn đề này, tôi xin được bỏ ngỏ cho các nhà khoa học và quản lý cùng tham gia bàn luận.
Đang trốn nợ vẫn chiếm đoạt được 5 tỷ sau vài cuộc điện thoại2025-01-11 00:35
5 chữ “không” nhất định phải ngộ ra trong cuộc đời2025-01-11 00:24
Song Joong Ki và vợ sắp cưới xuất hiện tình tứ tại sân bay Hàn Quốc2025-01-10 23:50
Từ Meta đến Microsoft: Cuộc chiến AI đã bắt đầu2025-01-10 23:29
Vua của nước nghèo nhất châu Phi mua 19 chiếc Rolls Royces tặng vợ2025-01-10 23:27
Những mẩu hội thoại “nếu con cái nói câu của cha mẹ” đáng suy ngẫm2025-01-10 23:19
MC Phương Mai lên tiếng về tình huống gây hiểu nhầm ở chung kết Miss Charm2025-01-10 22:48
Galaxy S23 Ultra ‘trổ tài’ chụp ảnh trên thánh địa nhạc đồng quê của Mỹ2025-01-10 22:12
Golfer genZ thử lửa cho mục tiêu huy chương SEA Games 312025-01-10 22:10
Ericsson sa thải 8.500 nhân viên2025-01-10 22:08
Nhà mạng của tỷ phú Carlos Slim sẵn sàng loại bỏ Huawei2025-01-11 00:27
Chưa đủ cơ sở công nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ của hiệu trưởng bị miễn nhiệm giữa kỳ2025-01-11 00:20
Siêu phẩm thiết bị đeo thực tế hỗn hợp của Apple tiếp tục lỡ hẹn2025-01-11 00:04
Ít nhất 30 công nghệ sẽ được doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam giải mã và làm chủ2025-01-10 23:54
Lang bạt tìm con 30 năm, người phụ nữ không ngờ con sống cách mình 10km2025-01-10 23:50
Bộ trưởng Giáo dục: Đổi mới thi, giảm chi 320 tỷ đồng2025-01-10 23:46
Châu Tinh trì khởi kiện người tung tin mình hẹn hò hotgirl 17 tuổi2025-01-10 22:59
12 học sinh tiểu học bị chó cắn trong trường2025-01-10 22:54
Lần đầu tiên số vụ quấy rối nơi công sở ở Hàn Quốc giảm2025-01-10 22:49
Canh bạc của phim doanh thu cao ngất ngưởng nhìn từ James Cameron, Trấn Thành2025-01-10 22:29