Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2025 nằm trong top 25 và đến năm 2030,ĐồngThápKếtquảchuyểnđổisốlĩnhvựctrọngtâchung kết bóng đá hôm nay Đồng Tháp nằm trong top 20 tỉnh, thành phố có chỉ số chuyển đổi số tốt nhất của cả nước và nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị lần thứ 6 của Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số, năm 2022 Đồng Tháp đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (tăng 10 hạng so với lần đánh giá trước) và đứng thứ 9/13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về chỉ số chuyển đổi số.
Báo cáo kết quả chuyển đổi số 3 lĩnh vực trọng tâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến tháng 9 năm 2023 cho thấy:
Lĩnh vực Nông nghiệp
Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp được các cấp ủy, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, nhờ đó tạo được sự đồng thuận, chung sức của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh đã lắp đặt 06 Trạm quan trắc nước, 15 Trạm giám sát côn trùngsử dụng công nghệ IoT, AI trong việc tự động thu thập dữ liệu phục vụ cảnh báo, dự báo các bất lợi do thiên nhiên và dịch bệnh gây ra để kịp thời ứng phó. Đang duy trì vận hành đã và đang vận hành 28 phần mềm/CSDL, trong đó có 19 phần mềm/CSDL do các đơn vị thuộc trung ương triển khai, 09 phần mềm/CSDL do Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị thuộc UBND tỉnh triển khai. Nhìn chung việc triển khai sử dụng các phần mềm, cơ sở dữ liệu ở một số lĩnh vực thuộc ngành đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
Là một trong 07 tỉnh được giao triển khai thí điểm Nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp đã sớm hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng thử nghiệm với 15 biểu mẫu báo cáo thuộc các lĩnh vực quản lý cụ thể: trồng trọt, chăn nuôi - thú y, thủy sản, phát triển nông thôn, kiểm lâm. Các biểu mẫu báo cáo được thiết lập với các kỳ báo cáo tương ứng: tuần, tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.
Thông qua các tính năng số hóa dữ liệu báo cáo, công chức, viên chức ngành nông nghiệp có thể thực hiện báo cáo theo quy trình và phân quyền quy định từ cấp xã lên cấp huyện, cấp huyện lên cấp Tỉnh. Qua đó, giúp thống kê các số liệu về nông nghiệp và phát triển nông thôn của toàn tỉnh theo mốc thời gian nhất định, thể hiện một cách trực quan và cụ thể bằng các biểu đồ thông số.
Tính đến hết tháng 09/2023, tỉnh đã hoàn thành được 04/10 chỉ tiêu đến năm 2025 thuộc Đề án chuyển đổi số nông nghiệp, 06/10 chỉ tiêu gần đạt và sẽ đạt vào năm 2025.
Lĩnh vực Y tế
Hệ thống thông tin ngành y tế và hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa được áp dụng tại 14/165 cơ sở ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa, giúp Sở Y tế và các cơ sở y tế tuyến trên có thể theo dõi, hỗ trợ khám điều trị bệnh cho các cơ sở y tế tuyến dưới.
Toàn tỉnh hiện nay có 22/165 cơ sở khám, chữa bệnh chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thanh toán phí, viện phí; Hệ thống điều hành y tế thông minh đã kết nối đến 100% cơ sở khám chữa bệnh công lập, 83% dân số đã có hồ sơ sức khoẻ điện tử.
Tỉnh đã hoàn thành được 02/09 chỉ tiêu đến năm 2025 thuộc Đề án chuyển đổi số ngành y tế, 07/09 chỉ tiêu sẽ đạt vào năm 2025 nhưng cần sự đầu tư kịp thời.
Lĩnh vực giáo dục
100% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở; 100% cơ sở giáo dục phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông, tập huấn cho tất cả cán bộ quản lý và giáo viên các trường phổ thông, thí điểm triển khai hệ thống STEM Lab tại THPT Đỗ Công Tường, tổ chức hội thi nghiên cứu KHKT ngày hội STEM; 465/597 trường học đã áp dụng và khuyến khích hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (đạt 78,18%).
Đã hoàn thành 06/07 chỉ tiêu đề ra trong Đề án chuyển đổi số ngành giáo dục, còn 01/07 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành vào năm 2024.
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV