Mới đây,ệtNamliệucócửathắngđốithủnướcngoàvdqg phap tại trụ sở Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi gặp mặt và giao lưu với nhiều bạn trẻ đang làm start-up trong lĩnh vực công nghệ.
Trong buổi trao đổi này, nhiều ý kiến đóng góp đã được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ nhằm giúp các start-up có một nhìn góc nhìn mới về việc làm sao và bằng cách nào để có thể thành lập được một mạng xã hội Make in Vietnam, của người Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng giao lưu với các thí sinh tham dự chương trình Khởi nghiệp công nghệ. Ảnh: Trọng Đạt |
Gã khổng lồ Facebook cũng có điểm yếu
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để thành công, các mạng xã hội toàn cầu phải tìm được một mẫu số chung, đó là những nhu cầu cơ bản của con người, bất kể quốc gia, tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp.
Khi giải được các bài toán chung rồi, con người sẽ bắt đầy nảy sinh những nhu cầu lớn hơn. Đó là các đòi hỏi mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đặc điểm của văn hóa là không thể bắt chước, chỉ có ai thực sự sinh ra, lớn lên ở một vùng đất mới có thể hiểu được văn hóa của địa phương đó.
Do mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ, những “ông lớn” mạng xã hội toàn cầu rất khó giải bài toán này. Đây chính là cơ hội của các mạng xã hội Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các mạng xã hội Việt Nam hoàn toàn có cơ hội của riêng mình. Ảnh: Trọng Đạt |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, những gì giúp các doanh nghiệp thành công thì đó cũng chính là rào cản lớn nhất khiến họ thất bại. Rất ít các công ty công nghệ có thể duy trì vị thế của mình vượt quá khoảng thời gian 15 năm.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bản thân Facebook hiện cũng đang có rất nhiều vấn đề. Đó là việc giá trị hàng trăm tỷ USD được người dùng Facebook tạo ra lại chỉ thuộc về một người duy nhất là Mark Zuckerberg.
Facebook tạo ra các thuật toán không công khai, qua đó áp đặt người dùng phải làm theo “luật chơi” của mình. Chúng ta, những người dùng Facebook đang chơi một “luật chơi” do người khác quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo người đứng đầu Bộ TT&TT, ngay từ đầu đã Facebook không xây dựng các bộ lọc. Do vậy, mạng xã hội này sẽ gặp khó khăn khi đi đến các quốc gia khác nhau, gặp phải các luật lệ khác nhau. Đây cũng chính là vấn đề nan giải của Facebook.
Người Việt liệu có cửa cạnh tranh với Facebook, Google?
Trong buổi giao lưu với Bộ trưởng Bộ TT&TT, một trong những câu hỏi nổi bật là các mạng xã hội Việt Nam liệu có “cửa” để thắng được đối thủ nước ngoài?.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các nền tảng mạng xã hội Việt Nam hiện có tổng cộng khoảng 65 triệu người dùng. Tốc độ tăng trưởng của các mạng xã hội Việt là tương đối tốt. Từ giờ đến cuối năm, sẽ có thêm sự xuất hiện thêm nhiều mạng xã hội Việt Nam.
Anh Lưu Minh Khoa - nhà phát triển ứng dụng hẹn hò Hotit với câu hỏi về việc liệu các mạng xã hội Việt Nam có “cửa” để thắng được đối thủ nước ngoài?. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ về suy nghĩ của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, các mạng xã hội mới nên để cho người chơi tự quyết định “luật chơi” của mình.
Điều này được thực hiện bằng cách open (mở) thuật toán của mạng xã hội. Khi được quyền điều chỉnh, đóng góp thuật toán trong những nhóm nhỏ hơn, lúc này người dùng mạng xã hội có thể làm chủ “cuộc chơi” của mình. Đây chính là sự giải phóng con người, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong khi Facebook tương đối tự do, các mạng xã hội mới có thể xây dựng theo hướng phát triển nhiều bộ lọc. Các bộ lọc này sẽ may đo theo nhu cầu của từng quốc gia.
Theo người đứng đầu ngành TT&TT, khi xây dựng mạng xã hội mới, quan trọng nhất với người đứng đầu là vấn đề về tư tưởng. Các mạng xã hội mới sẽ không thể thành công khi bắt chước Facebook.
Nếu tồn tại một mạng xã hội tạo ra sự khác biệt hoặc đi ngược hướng Facebook, với tư duy chia sẻ doanh thu, cùng thiết lập cuộc chơi (thuật toán mở), tôn trọng luật pháp nước sở tại, bên cạnh đó mang được yếu tố bản địa hóa, mạng xã hội này sẽ thay đổi thế giới, làm cho xã hội văn minh hơn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Trọng Đạt