Để đảm bảo sự phát triển liên tục của Internet,óhơntriệungườisửdụngViệtNamnằmtrongnhómcácnướcdẫnđầuthếgiớivềtriểty so bibao từ năm 2008, Việt Nam đã triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi sang địa chỉ Internet IPv6 và đến tháng 1/2009, Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia được thành lập. Tiếp đó, vào cuối tháng 3/2011, Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã được Bộ TT&TT ban hành, với lộ trình triển khai chuyển đổi IPv4 sang IPv6 theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị (2011 – 2012); Khởi động (2013 – 2015); Chuyển đổi (2016 – 2019”.
Ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC, Phó trưởng Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia tại sự kiện Internet Day 2019 (Ảnh: Khánh Huyền) |
Trao đổi với ICTnews bên lề sự kiện Internet Day 2019, ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Phó trưởng Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia cho biết, mục tiêu tổng thể đặt ra trong kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 là đến hết năm 2019 Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy với địa chỉ IPv6. Trong lộ trình chuyển đổi sang IPv6, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia mong muốn hết năm nay, tỷ lệ sử dụng IPv6 của Việt Nam sẽ đạt mức trung bình của thế giới.
Hiện tại, mức trung bình thế giới là khoảng 22%. Với Việt Nam, thực tế, tính đến hết tháng 11/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đã xấp xỉ 40%, gần gấp 2 lần mức trung bình của thế giới, vượt xa mục tiêu đề ra.
“Việt Nam đang đứng nhóm các nước dẫn đầu về chuyển đổi sang IPv6 tốt nhất thế giới. Đã có thời điểm như tháng 5/2019 chúng ta vươn lên vị trí thứ năm toàn cầu và thứ nhất ASEAN. Hiện tại, vị trí của Việt Nam là thứ tám thế giới và thứ hai ASEAN, với hơn 21 triệu người sử dụng IPv6. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao việc chuyển đổi IPv6 của chúng ta”, ông Trần Minh Tân cho hay.
Đóng góp lớn nhất vào kết quả ấn tượng của mức độ ứng dụng IPv6 ở Việt Nam, theo đại diện VNNIC, hiện đang thuộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), cụ thể là các nhà mạng có cung cấp đường truyền Internet cáp quang đến các khách hàng cho cả khối cơ quan tổ chức và hộ gia đình.
Số liệu của VNNIC cho thấy, tính đến tháng 11/2019, Việt Nam có hơn 11 triệu thuê bao FTTH hoạt động tốt với IPv6, trong đó Viettel và VNPT cùng có mỗi đơn vị 5 triệu thuê bao và FPT Telecom có 1,5 triệu thuê bao.
Cũng theo đại diện VNNIC, quá trình chuyển từ IPv4 sang IPv6 đã một lần nữa khẳng định sự tiện lợi của việc triển khai IPv6. Trước đây, khi triển khai IPv4 xuống đến hộ gia đình, việc cài đặt mỗi khi có thay đổi rất khó khăn. Lợi thế “Plug and play” (Cắm là chạy) của IPv6 đã phát huy tác dụng tối đa trong việc triển khai IPv6, các nhà mạng hầu như không phải đến trực tiếp đến địa chỉ khách hàng mà có thể cài đặt trên hệ thống tổng đài của đơn vị mình một cách đơn giản, thuận tiện.
“Đây cũng là một trong những lý do để sau khi các nhà mạng chuẩn bị xong trong nội bộ đơn vị họ, tốc độ triển khai chuyển đổi sang IPv6 xuống các khách hàng lại khá nhanh”, đại diện VNNIC nhấn mạnh.
相关文章:
相关推荐:
1.6175s , 7152.1015625 kb
Copyright © 2025 Powered by Có hơn 21 triệu người sử dụng, Việt Nam nằm trong nhóm các nước dẫn đầu thế giới về triển khai IPv6_ty so bibao,Fabet