Ngũ cốc – Trọng tâm bất hòa
TheìsaoBaLanvàUkrainetừđồngminhthânthiếttrởthànhđốiđầkqbd duao tờ Le Monde của Pháp, các vấn đề thương mại và ngoại giao xung quanh lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine là nguyên nhân chính gây bất hòa giữa Warsaw và Kiev.
Vào mùa xuân năm 2022, vài tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Ủy ban châu Âu (EC) đã thiết lập “các tuyến đường đoàn kết” để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp miễn thuế của Ukraine sang châu Phi và Trung Đông. Một trong những tuyến đường này đi qua Ba Lan. Theo Farm Foundation, tổ chức tư vấn tập trung vào các vấn đề nông nghiệp toàn cầu, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, gần 50% ngũ cốc của Ukraine đã quá cảnh hoặc đến Liên minh châu Âu (EU). Giá ngũ cốc của Ukraine lại thấp hơn nhiều so với giá lúa mì sản xuất tại EU mà đặc biệt là ở các nước Trung Âu.
Vào tháng 5, EU đã áp hạn chế đối với nông sản Ukraine xuất khẩu qua 5 nước láng giềng bao gồm Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia. Theo đó, nông sản giá rẻ Ukraine chỉ được quá cảnh, không được bán ở 5 nước này để bảo vệ nền nông nghiệp địa phương.
Tới ngày 15/9, EU chấm dứt lệnh cấm, song Ba Lan, Hungary và Slovakia tuyên bố tiếp tục duy trì biện pháp hạn chế với ngũ cốc Ukraine. Thậm chí, trước ngày 15/9, Warsaw tuyên bố “bất kể quyết định tiếp theo của EC ra sao, Ba Lan cũng sẽ không mở cửa biên giới cho ngũ cốc Ukraine”. Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus nhấn mạnh, đối với quốc gia này, lợi ích của nông dân Ba Lan là quan trọng hơn bất kỳ quy định nào từ Brussels. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau đó đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ.
Căng thẳng leo thang khi vào ngày 18/9, Ukraine gửi đơn khiếu nại Ba Lan, Hungary và Slovakia lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) với yêu cầu bồi thường tài chính. Theo Kiev, “hành động đơn phương của các nước thành viên EU trong lĩnh vực thương mại là không thể chấp nhận được”.
Tới ngày 20/9, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đáp trả: "Tôi cảnh báo chính quyền Ukraine, nếu họ muốn leo thang xung đột như này, chúng tôi sẽ cấm nhập khẩu thêm các sản phẩm khác".
Mọi chuyện chỉ lắng dịu khi vào ngày hôm sau (21/9), Bộ trưởng Nông nghiệp 2 nước tiến hành điện đàm. Phía Ukraine tuyên bố 2 bên đã đồng ý "tìm giải pháp có lợi ích cho cả 2 nước", và hy vọng "tìm ra hướng đi cho hợp tác xuất khẩu trong tương lai gần".
Xung đột ngoại giao và tranh cãi vận chuyển vũ khí
Trong kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã so sánh Ukraine như người sắp chết đuối, và có nguy cơ kéo theo những người đang cố cứu mình cùng chìm. Nhận định này dường như ám chỉ tới Ba Lan.
Đáp trả, Tổng thống Ukraine Zelensky đã có bài phát biểu cho rằng Nga "sử dụng giá lương thực làm vũ khí", và chỉ trích "một số quốc gia giả vờ đoàn kết nhưng lại gián tiếp hỗ trợ Nga". Tuyên bố của ông Zelensky rõ ràng muốn nói đến Ba Lan.
Căng thẳng giữa Warsaw và Kiev lên tới đỉnh điểm khi cuộc gặp theo kế hoạch giữa 2 Tổng thống đã không diễn ra. Trong khi, chỉ vài tháng trước, ông Zelensky đã quyết định chọn Ba Lan để thực chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài kể từ khi xung đột với Nga bùng nổ. Tổng thống Ba Lan Duda cũng đã đến thăm Kiev 4 lần.
Không chỉ dừng lại ở mặt trận ngoại giao, Thủ tướng Ba Lan Morawiecki hôm 20/9 tuyên bố đình chỉ các chuyến hàng vận chuyển vũ khí tới Ukraine. Nói về nguyên nhân, ông Morawiecki không liên kết quyết định này với vấn đề ngũ cốc hay bài phát biểu của Tổng thống Zelensky, mà khẳng định chỉ đang ưu tiên "hiện đại hóa và nhanh chóng trang bị vũ khí cho quân đội Ba Lan".
Để xoa dịu tình hình, phát ngôn viên của chính phủ Ba Lan khẳng định tuyên bố của Thủ tướng Morawiecki không ảnh hưởng đến "các chuyến hàng chuyển đạn dược và vũ khí trước đó", và sân bay Rzeszow-Jasionka ở phía đông Ba Lan, nơi 80% viện trợ quân sự và nhân đạo quốc tế cho Ukraine đi qua, vẫn tiếp tục hoạt động.
Tổng thống Ba Lan Duda cũng khẳng định tuyên bố của Thủ tướng Morawiecki đã bị hiểu sai. Chia sẻ với kênh tin tức Ba Lan TVN24, ông Duda nói: "Thủ tướng chỉ muốn nói rằng Ba Lan sẽ không chuyển giao cho Ukraine những loại vũ khí mới, mà chúng tôi đang mua để hiện đại hóa cho quân đội quốc gia”.
Theo tờ Le Monde, những tranh cãi và căng thẳng giữa Ukraine và Ba Lan có thể ảnh hưởng tới cuộc phản công đang diễn ra của Kiev. Bởi Ba Lan là một trong những đồng minh thân thiết nhất và nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine. Theo trang web Oryx, chuyên liệt kê các loại vũ khí mà quân đội Ukraine nhận được, "rất ít quốc gia cung cấp cho Ukraine thậm chí chỉ bằng 1/2 mức hỗ trợ quân sự của Ba Lan”.
Ngoài ra, quyết định của Ba Lan về việc cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine còn được cho xuất phát từ cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 15/10 tới, và đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền của Thủ tướng Morawiecki cũng đang chịu áp lực chỉ trích từ các đảng cực hữu về vấn đề Ukraine. Để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, đảng PiS cần duy trì sự ủng hộ của các khu vực nông nghiệp đã đưa họ lên nắm quyền, đồng thời chống lại áp lực từ phía đảng cực hữu Konfederacja. Bởi đảng Konfederacja cáo buộc đảng PiS đã quá dễ dãi với Ukraine, trong khi Kiev không tỏ ra biết ơn.