Cục Quản lý Dược có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị bảo đảm cung ứng thuốc phòng,ứngđủthuốcphòngchốngbệnhtaychânmiệsoi keo truc tiep soikeotructiep.com điều trị bệnh tay chân miệng trước sự gia tăng dịch bệnh này trong thời gian gần đây. Trước tình hình bệnh tay chân miệng tăng mạnh những tuần gần đây, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, để đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng và điều trị bệnh, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo về dự trữ, cung ứng thuốc. Đồng thời kịp thời báo cáo về Bộ Y tế trong trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn. Bộ Y tế cũng yêu cầu các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ chủ động lập kế hoạch mua sắm thuốc, cập nhật số lượng và tình trạng các ca mắc tay chân miệng để kịp thời liên hệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để bảo đảm đủ thuốc cho công tác phòng và điều trị bệnh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc phải chuẩn bị sẵn nguồn thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý để ưu tiên cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh. Cục Quản lý Dược sẽ xem xét giải quyết ngay các đơn hàng nhập khẩu thuốc của các cơ sở để bảo đảm đủ thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng chống dịch bệnh theo quy định. Công văn khẩn của Cục Quản lý Dược được phát đi ngay sau khi Bộ Y tế thông tin về tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn cả nước. Tính đến chiều 9/10, Bộ Y tế cho biết, số ca mắc tay chân miệng đã lên gần 62.000 ca, ở khắp 63 tỉnh, thành phố, trong đó có hơn 29.000 ca phải nhập viện, 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh phía Nam. Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam chiếm 77,6%, miền Bắc chiếm hơn 10%. Các bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm từ 1-5 tuổi (chiếm gần 80%). Tuy nhiên PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho hay, hiện giám sát của Bộ Y tế rất tốt nên dù 2018 số mắc có cao hơn nhưng tại TP.HCM chỉ có 6.000/18.000 ca nhập viện, còn lại điều trị ngoại trú. Riêng tháng 9, số ca mắc và số ca nặng có tăng nhanh tại các tỉnh phía Nam, tuy nhiên tỉ lệ tử vong/ca nặng thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2013, ở mức 2,5, trong khi tỉ lệ này năm 2011 lên tới 9,4. Ông cũng giải thích, sở dĩ có tình trạng quá tải tại một số bệnh viện khu vực phía Nam do bệnh nhân tại 4 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và TP.HCM đều dồn xuống các bệnh viện tuyến cuối. Đến nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, cách đơn giản nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước, kể cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã; Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; Thường xuyên lau sạch các dụng cụ, đồ dùng sinh hoạt hằng này. T.ThưDobutamin là một trong những thuốc được dùng điều trị cho trẻ mắc tay chân độ 4 theo phác đồ của Bộ Y tế Tình trạng quá tải trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng tại BV Nhi đồng 1, TP.HCM