Thông thường,ôilàngUkrainechấpnhậnchìmdướinướcđểcảnbướctiếncủaquânhan dinh dan mach một trận lũ lụt lớn sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực khi tàn phá nhà cửa, sinh kế của nhiều người dân. Nhưng đối với người dân làng Demydiv phía bắc Kiev, trận lũ tại làng của họ lại đem đến một hiệu ứng tích cực, khi nó đã góp phần ngăn xe tăng Nga có thể áp sát và uy hiếp thủ đô của Ukraine. Ngày 25/2, tức chỉ một ngày sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Ukraine đã quyết định phá con đập gần làng Demydiv, khiến cả ngôi làng cùng những cánh đồng và bãi bồi xung quanh bị nước sông Dnipro nhấn chìm. Mục đích của việc này là biến khu vực phía bắc Kiev thành một vũng lầy khổng lồ, khiến quân Nga không thể tiến công chớp nhoáng và giúp quân Ukraine có thêm thời gian chuẩn bị để bảo vệ thành phố. Cư dân làng Demydiv đã phải chứng kiến cảnh nước lũ nhấn chìm chính nhà cửa, vườn tược của mình. Nhưng theo Antonina Kostuchenko - một người dân trong làng, "không ai cảm thấy hối tiếc vì điều đó". "Chúng tôi đã cứu Kiev", bà nói với giọng đầy tự hào. 'Tiêu thổ' kháng chiến Theo thời báo New York, những gì đã xảy ra ở Demydiv không phải là trường hợp ngoại lệ. Ngay từ những ngày giao tranh đầu tiên với Nga, quân đội Ukraine đã không ngần ngại nổ mìn các cây cầu, phá hủy nhiều con đường và vô hiệu hóa nhiều tuyến đường sắt, sân bay để ngăn bước tiến của các lực lượng Nga với quân số và vũ khí vượt trội. Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov thừa nhận cho đến nay, hơn 300 cây cầu đã bị phá hủy trên khắp cả nước. Những gì Ukraine đã và đang làm được giới chuyên gia quân sự gọi là chiến thuật "tiêu thổ", thường được áp dụng khi gặp phải đối phương có sức tấn công áp đảo. Họ tự phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình kiên cố, kho tàng, cơ sở vật chất... nhằm ngăn chặn bước tiến và không cho đối phương sử dụng làm căn cứ. Chiến thuật "tiêu thổ" được đánh giá đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Ukraine nhằm kìm chân các lực lượng Nga ở phía bắc và ngăn họ kiểm soát thủ đô Kiev. "Người Ukraine rõ ràng rất sáng tạo khi gây thêm khó khăn cho các lực lượng Nga", Rob Lee, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Mỹ, nhận định. "Những nỗ lực làm chậm đà tiến công chớp nhoáng của đối phương (của Ukraine) đều rất hiệu quả". Một chiến thuật khác, cũng được quân Ukraine áp dụng thường xuyên ở Kiev vào tháng trước và trong những ngày gần đây tại mặt trận phía đông, là buộc lực lượng Nga sử dụng cầu phao để vượt sông sau khi phá hủy các cây cầu xung quanh. Những địa điểm Nga xây cầu phao sau đó đều lọt vào tầm ngắm của các đội pháo binh Ukraine. “Quân đội của chúng tôi đã tận dụng hợp lý các công trình kỹ thuật, dù là cho nổ đập hay cầu, để ngăn chặn bước tiến của lực lượng Nga”, Bộ trưởng Kubrakov nói. “Chiến thuật này đã được áp dụng ở khắp mọi nơi trong những ngày đầu tiên, và nó đang diễn ra ngay lúc này ở vùng Donbass”. Tổn thất 'đáng giá' Tuy nhiên, việc áp dụng chiến thuật "tiêu thổ" cũng khiến Ukraine phải trả một cái giá lớn đối với các cơ sở hạ tầng dân sự trong nước. Nhiều cây cầu, nhà ga, sân bay, kho chứa nhiên liệu và các cơ sở khác tại Ukraine đã bị phá hủy, làm tăng gánh nặng tái thiết của nước này sau xung đột. Chính phủ Kiev ước tính, tổng thiệt hại đối với các cơ sở hạ tầng giao thông trong nước sau 2 tháng xung đột với Nga là khoảng 85 tỷ USD. “Nếu xung đột không diễn ra, chúng tôi đã không cho nổ tung các cây cầu của mình", Bộ trưởng Kubrakov cho hay. Dù vậy, các quan chức, binh sĩ và người dân Ukraine cho biết chiến thuật này vẫn đặc biệt hiệu quả. Trong các cuộc phỏng vấn, hơn 10 cư dân Demydiv nói rằng việc làm ngập ngôi làng vẫn mang lại lợi ích chiến lược vượt trội so với những khó khăn họ phải đối mặt. "50 ngôi nhà bị ngập không phải một tổn thất lớn", Volodymyr Artemchuk, tình nguyện viên hỗ trợ cung cấp nhiên liệu cho các máy bơm thoát nước của làng Demydiv, cho hay. Theo giới chuyên gia, khu vực bị nước nhấn chìm quanh làng đã tạo thành một rào chắn tự nhiên trên bờ tây sông Dnipro ở phía bắc Kiev, khiến xe tăng Nga không thể vượt qua và phải di chuyển vào những địa điểm đã bị quân Ukraine phục kích từ trước. Chúng cũng hạn chế khả năng của Nga trong việc vượt qua một số vị trí chiến lược, như sông Irpin - nhánh nhỏ của sông Dnipro. Việc bị ngập trong nước cũng góp phần bảo vệ làng Demydiv. Dù nằm ngay trên đường tiến công của Nga và thỉnh thoảng cũng bị các binh sĩ Nga tuần tra, nhưng ngôi làng chưa bao giờ trở thành địa điểm giao tranh. Trận lũ còn góp phần xoay chuyển cục diện giữa Nga và Ukraine trong các cuộc giao tranh hồi tháng 3, giúp quân đội Ukraine kháng cự thành công trước các lực lượng Nga áp sát thủ đô Kiev. Đến cuối tháng 3, quân Nga phải rút khỏi khu vực này. Hai tháng sau chiến sự, làng Demydiv vẫn ngập trong nước, và dân làng vẫn phải chèo xuồng cao su để di chuyển. Việc khắc phục hậu quả lũ lụt dự kiến sẽ phải mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, song phần lớn dân làng vẫn tỏ ra phấn khởi. Ông Roman Bykhovchenko, một bảo vệ 60 tuổi, đang phơi những đôi giày sũng nước trên chiếc bàn trong sân nhà mình. Khi ông bước vào bếp, nước sủi lên qua các khe nhỏ trên sàn nhà lát ván. Dù vậy, ông Bykhovchenko cho biết những thiệt hại này vẫn "rất đáng giá". Việt Anh |