| TheạihìnhtấncôngmạngphổbiếntạiViệtNamnăgiải hạng 2 thụy điểno đại diện VNCERT, mã độc tống tiền ransomware đang có xu hướng gia tăng, chủ yếu là loại mã hoá dữ liệu không thể phục hồi, gây hậu quả nghiêm trọng đối với dữ liệu của cá nhân (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet) |
Trong tham luận về “Thách thức an toàn thông tin và tổ chức ứng cứu sự cố ứng dụng công nghệ IoT – Cloud” trình bày tại hội thảo quốc tế Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2018 được Hiệp hội ATTT Việt Nam – VNISA chủ trì tổ chức cuối tháng 11/2018 vừa qua, ông Ngô Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) nhận định, IoT phát triển trong tương lai là tất yếu. Lượng thiết bị IoT đã vượt qua số lượng dân số toàn cầu theo thống kê của Cisco. Tương tự, Cisco cho rằng số lượng các thiết bị kết nối sẽ tăng lên khoảng 50 tỷ trong vài năm tới. “Từ đây, các thiết bị IoT sẽ tạo ra rất nhiều kết nối và nó thực sự là một thách thức lớn với ngành ATTT. Bằng chứng là các cuộc tấn công liên quan đến các thiết bị IoT trong những năm vừa qua”, ông Huy nói. Dẫn nguồn từ báo cáo “KPMG’s 2016 Global CEO Outlook”, đại diện VNCERT cho hay, rủi ro về ATTT là 1 trong 5 rủi ro chính trong CMCN 4.0, bên cạnh rủi ro về địa lý, rủi ro về chiến lược; rủi ro về công nghệ mới và rủi ro về quy định pháp lý. Đề cập đến những thách thức ATTT trong việc ứng dụng IoT (Internet vạn vật) và AI (Trí tuệ nhân tạo), đại diện VNCERT nhấn mạnh, nguy cơ ATTT mạng gia tăng nhanh chóng khi chuyển sang công nghiệp 4.0. Theo thống kê, năm 2016 có khoảng 5,5 triệu thiết bị thông minh mới được kết nối mỗi ngày và toàn cầu có tổng cộng 6,4 tỉ thỉ thiết bị thông minh kết nối (tăng hơn 30%/năm); kèm theo đó những lỗ hổng mất an toàn ngày càng gia tăng (khoảng hơn 300%/năm). “Hậu quả tấn công mạng với các hệ thống điều khiển công nghiệp SCADA, hệ thống trí tuệ nhân tạo, robot… là không thể lường được”, đại diện VNCERT nêu. |