Trong 100g ngô có 96 calo,ờiđiểmkhôngnênănngôu19 slovenia 73% nước, 3,4g protein, 21g carb, 4,5g đường, 2,4g chất xơ, 1,5g chất béo. Ngô là loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe, là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột
Theo Cleveland Clinic, ngô có nhiều chất xơ không hòa tan, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ trong ngô hoạt động như một prebiotic nuôi dưỡng vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột của bạn. Nhà dinh dưỡng người Mỹ Elyse Homan giải thích: “Prebiotic giúp hệ tiêu hóa của bạn phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng từ ngô”.
Trong quá trình này, vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột của bạn sẽ biến ngô thành axit béo chuỗi ngắn, có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Tốt cho mắt
Thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể là những bệnh suy giảm thị lực phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân chính gây mù lòa.
Chế độ ăn uống chứa chất chống oxy hóa, đặc biệt là zeaxanthin và lutein, có thể tăng cường sức khỏe của mắt. Lutein và zeaxanthin chiếm khoảng 70% tổng hàm lượng carotenoid có trong ngô. Chỉ số trên thấp hơn ở ngô trắng.
Mức độ cao của các carotenoid này trong máu của bạn có liên quan chặt chẽ đến giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Một nghiên cứu ở 356 người trung niên và người cao tuổi cho thấy nguy cơ thoái hóa điểm vàng giảm 43% ở những người tiêu thụ nhiều carotenoid, đặc biệt là lutein và zeaxanthin, so với những người tiêu thụ thấp nhất.
Thời điểm không nên ăn ngô
Có nhiều nghiên cứu khác nhau về tác động của việc ăn một số loại thực phẩm, như ngô, vào ban đêm. Một số người nhận thấy ăn ngô trước khi đi ngủ có thể gây khó tiêu, ngủ kém hoặc ảnh hưởng đến nỗ lực giảm cân. Có thể ngô là loại rau tinh bột, giống như khoai tây, chứa nhiều carb hơn các loại rau thông thường. Ngô cũng chứa một lượng lớn cellulose, một phần chất xơ không hòa tan, mà các enzym không thể phân hủy.
Ai không nên ăn ngô?
Hầu hết mọi người có thể ăn ngô mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tránh ăn ngô. Theo Healthline, những người mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng vì carb trong ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu ở 115 người trưởng thành mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 cho thấy áp dụng chế độ ăn chỉ có 14% lượng calo đến từ carb sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn và giảm nhu cầu dùng thuốc so với nhận 53% lượng calo hàng ngày từ carb.
Ngoài ra, những người đang cố gắng giảm cân nên hạn chế ăn tinh bột như ngô. Nghiên cứu kéo dài 24 năm của Đại học Harvard (Mỹ) với hơn 130.000 người trưởng thành cho thấy ăn ngô liên tục trong 4 năm có thể làm tăng gần 1kg. Khoai tây, đậu Hà Lan và các loại rau giàu tinh bột khác không góp phần làm tăng cân nhiều.
Nhóm duy nhất cần tránh ngô tuyệt đối là những người bị dị ứng ngô. Tình trạng này không phổ biến nhưng có thể xảy ra với các triệu chứng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.