Nữ tiến sĩ 26 tuổi người Việt tại Anh_kèo 1
TheữtiếnsĩtuổingườiViệttạkèo 1o học tại Anh, Lê Võ Phương Mai đã ltrở thành tiến sĩ ở tuổi 26. Cô còn nhận được suất học bổng trị giá tới 200.000 bảng Anh (khoảng trên 300.000 USD) cho đề tài nghiên cứu sau tiến sĩ.
Sinh ở Hà Nội, năm 12 tuổi, Phương Mai theo bố mẹ sang Nga sống ở thành phố Saint Petersburg. Cô luôn đứng đầu lớp ở tất cả các cấp học tại thành phố này.
Tốt nghiệp trung học, Mai sang Anh học dự bị đại học ở trường Bellerbys, thành phố Brighton.
Với khả năng vốn có và lòng say mê học tập, Phương Mai tiếp tục thể hiện là một sinh viên xuất sắc với bảng kết quả cao nhất khóa.
Sau khi hoàn thành chương trình, Phương Mai chọn Khoa Kinh tế Đại học Cardiff vì trường này có thời gian học ngắn hơn trong số các trường danh tiếng.
Bốn năm liền ở Cardiff, Lê Võ Phương Mai là sinh viên Việt Nam duy nhất đứng đầu khóa. Tốt nghiệp đại học năm 2003, cô trở thành sinh viên đầu tiên của trường Cardiff được đặc cách học ngay bậc tiến sĩ mà không cần phải học qua bậc thạc sĩ.
Năm 2007, sau khi bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ, Phương Mai nhận được một suất học bổng trị giá tới 200.000 bảng Anh (khoảng trên 300.000 USD) cho đề tài nghiên cứu sau tiến sĩ về các mô hình kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ. Học bổng này rất uy tín, do Bộ Giáo dục Vương quốc Anh cấp và chỉ dành tối đa 15 suất cho lĩnh vực kinh tế.
Điều kiện chọn lọc cũng vô cùng khắt khe, trong đó người xin cấp học bổng phải đưa ra được những đề tài nghiên cứu có sức thuyết phục. Theo đánh giá của cơ quan xét cấp học bổng thì chủ đề nghiên cứu của cô có tác động lớn tới nền kinh tế thế giới. Phương Mai dùng thuật toán và dữ liệu để xem xét các mô hình kinh tế vĩ mô.
Cô tập trung vào những nền kinh tế phát triển ở Châu Âu - Châu Mỹ, nơi hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và các chuyên gia tài chính có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.
Phương Mai đã chỉ ra mô hình kinh tế vĩ mô đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển có những điểm chưa chuẩn xác và không thể dùng riêng mô hình này để chẩn đoán nền kinh tế, cần phải có một sự thay đổi.
Cô tiến sĩ trẻ cũng đã chứng minh rằng, nền kinh tế Mỹ không thể chỉ dùng mô hình này mà phải thêm những mô phỏng khác thì mới có sự đánh giá chính xác.
Đây là ý tưởng nghiên cứu mới và nó có thể ảnh hưởng lớn đến cách mô phỏng kinh tế vĩ mô. Cùng với việc hoàn thành nghiên cứu mô hình mới, hiện tại Phương Mai cũng đang thực hiện đề tài mới về bong bóng giá cả đối với các thị trường vàng, bất động sản, chứng khoán, vật liệu… và cách xử lý của Nhà nước.
Giờ đây, cái tên Tiến sĩ Lê Võ Phương Mai gắn với ý tưởng thay đổi mô hình kinh tế thế giới thu hút sự chú ý không chỉ giới chuyên gia kinh tế ở Anh mà cả từ các nước khác.
Hiện công việc của Phương Mai khá bận rộn, vừa giảng dạy, nghiên cứu tại trường, vừa dành thời gian đi thuyết trình và viết bài.
Cô cũng thường xuyên giúp đỡ các sinh viên Việt Nam sang Anh học tập, nhất là những sinh viên ham học.
Hằng năm, Phương Mai đều tranh thủ về nước giới thiệu các cơ hội học tập ở Anh cho học sinh, sinh viên, giúp họ tiếp cận với các trường học.
Cô cho biết: "Khi đứng trên bục giảng, tôi cảm thấy chạnh lòng vì thấy có ít sinh viên Việt Nam quá, mà đó không phải do chúng ta thua kém về trình độ. Tôi mong có thể giúp được càng nhiều em sang đây học càng tốt".
Lê Võ Phương Mai (hàng dưới bên phải) cùng các giáo sư tại Đại học Cardiff. |
Sinh ở Hà Nội, năm 12 tuổi, Phương Mai theo bố mẹ sang Nga sống ở thành phố Saint Petersburg. Cô luôn đứng đầu lớp ở tất cả các cấp học tại thành phố này.
Tốt nghiệp trung học, Mai sang Anh học dự bị đại học ở trường Bellerbys, thành phố Brighton.
Với khả năng vốn có và lòng say mê học tập, Phương Mai tiếp tục thể hiện là một sinh viên xuất sắc với bảng kết quả cao nhất khóa.
Sau khi hoàn thành chương trình, Phương Mai chọn Khoa Kinh tế Đại học Cardiff vì trường này có thời gian học ngắn hơn trong số các trường danh tiếng.
Bốn năm liền ở Cardiff, Lê Võ Phương Mai là sinh viên Việt Nam duy nhất đứng đầu khóa. Tốt nghiệp đại học năm 2003, cô trở thành sinh viên đầu tiên của trường Cardiff được đặc cách học ngay bậc tiến sĩ mà không cần phải học qua bậc thạc sĩ.
Năm 2007, sau khi bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ, Phương Mai nhận được một suất học bổng trị giá tới 200.000 bảng Anh (khoảng trên 300.000 USD) cho đề tài nghiên cứu sau tiến sĩ về các mô hình kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ. Học bổng này rất uy tín, do Bộ Giáo dục Vương quốc Anh cấp và chỉ dành tối đa 15 suất cho lĩnh vực kinh tế.
Điều kiện chọn lọc cũng vô cùng khắt khe, trong đó người xin cấp học bổng phải đưa ra được những đề tài nghiên cứu có sức thuyết phục. Theo đánh giá của cơ quan xét cấp học bổng thì chủ đề nghiên cứu của cô có tác động lớn tới nền kinh tế thế giới. Phương Mai dùng thuật toán và dữ liệu để xem xét các mô hình kinh tế vĩ mô.
Cô tập trung vào những nền kinh tế phát triển ở Châu Âu - Châu Mỹ, nơi hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và các chuyên gia tài chính có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.
Phương Mai đã chỉ ra mô hình kinh tế vĩ mô đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển có những điểm chưa chuẩn xác và không thể dùng riêng mô hình này để chẩn đoán nền kinh tế, cần phải có một sự thay đổi.
Cô tiến sĩ trẻ cũng đã chứng minh rằng, nền kinh tế Mỹ không thể chỉ dùng mô hình này mà phải thêm những mô phỏng khác thì mới có sự đánh giá chính xác.
Đây là ý tưởng nghiên cứu mới và nó có thể ảnh hưởng lớn đến cách mô phỏng kinh tế vĩ mô. Cùng với việc hoàn thành nghiên cứu mô hình mới, hiện tại Phương Mai cũng đang thực hiện đề tài mới về bong bóng giá cả đối với các thị trường vàng, bất động sản, chứng khoán, vật liệu… và cách xử lý của Nhà nước.
Giờ đây, cái tên Tiến sĩ Lê Võ Phương Mai gắn với ý tưởng thay đổi mô hình kinh tế thế giới thu hút sự chú ý không chỉ giới chuyên gia kinh tế ở Anh mà cả từ các nước khác.
Hiện công việc của Phương Mai khá bận rộn, vừa giảng dạy, nghiên cứu tại trường, vừa dành thời gian đi thuyết trình và viết bài.
Cô cũng thường xuyên giúp đỡ các sinh viên Việt Nam sang Anh học tập, nhất là những sinh viên ham học.
Hằng năm, Phương Mai đều tranh thủ về nước giới thiệu các cơ hội học tập ở Anh cho học sinh, sinh viên, giúp họ tiếp cận với các trường học.
Cô cho biết: "Khi đứng trên bục giảng, tôi cảm thấy chạnh lòng vì thấy có ít sinh viên Việt Nam quá, mà đó không phải do chúng ta thua kém về trình độ. Tôi mong có thể giúp được càng nhiều em sang đây học càng tốt".