游客发表
发帖时间:2025-01-25 08:24:24
Đối với sự tồn tại của một tập đoàn chính trị mà nói,ôngphảiQuanVũTriệuVântửtếnhấtvớiGiaCátLượngchỉcóduynhấtngườinàkq giải đức đoàn kết nội bộ chính là yếu tố quan trọng cần được đặt lên hàng đầu. Quân chủ Lưu Bị thời Tam Quốc năm xưa cũng nhờ vào việc xây dựng và gìn giữ điều này nên mới có thể gây dựng nên bá nghiệp.
Đánh giá về tính các của Lưu Huyền Đức, đa số các ý kiến đều cho rằng ông không một nhà lãnh đạo giỏi về chiêu mộ và trọng dụng nhân tài, mà còn là một người đứng đầu biết cách duy trì sự đoàn kết trong nội bộ tập đoàn chính trị của mình.
Thế nhưng sau khi ông qua đời, người nắm quyền thực tế của triều đình Thục Hán là Gia Cát Lượng dường như lại không kế thừa được ưu điểm của Tiên chủ năm nào.
Theo ý kiến của tờ Sina, Gia Cát Khổng Minh lúc sinh thời từng được xem là lãnh đạo của tầng lớp văn thần, mưu sĩ dưới trướng Lưu Bị. Tuy nhiên sự thực là ông lại có rất ít những mối quan hệ thân thiết với các võ tướng đương triều.
Cũng theo nhận định tờ báo này, ngay tới nhóm "ngũ hổ tướng" của Thục Hán (bao gồm Quan Vũ, Mã Siêu, Trương Phi, Hoàng Trung, Triệu Vân) cũng chẳng có mấy người là thực lòng đối đãi với Ngọa Long tiên sinh.
Mặc dù bảng xếp hạng "Ngũ hổ tướng" chỉ là một sản phẩm thuộc sáng tạo được La Quán Trung đưa vào Tam Quốc diễn nghĩa, thế nhưng sự thực là 5 võ tướng có mặt trong đó đều là những chiến thần cốt cán của Thục Hán.
Vậy trong số 5 vị tướng quân tiêu biểu thuộc danh sách này, ai mới là người thân thiết nhất với Gia Cát Lượng? Mối quan hệ của ông với các tên tuổi như Quan Vũ, Triệu Vân hay Hoàng Trung liệu có thực sự êm đẹp như nhiều người vẫn tưởng tượng hay không?
Quan Vũ
Quan Vũ (? - 220) là vị tướng cuối thời Đông Hán và cũng là người đã góp công vào việc xây dựng nhà Thục Hán của Lưu Bị trong thời Tam Quốc.
Được xem như người đứng đầu trong hàng ngũ võ tướng của Thục Hán, mối quan hệ của Quan Vân Trường và lãnh đạo của nhóm văn thần, mưu sĩ như Khổng Minh tuy chưa từng có xung đột, nhưng chung quy cũng không phải quá mức tốt đẹp, thân thiết.
Điều này phần nào xuất phát từ nét tính cách đặc trưng và cũng là nhược điểm chí mạng của vị tướng "uy chấn Hoa Hạ". Đó chính là Quan Vũ dù dốc lòng bồi dưỡng binh lính và chăm lo cho bách tính, nhưng ông lại rất kiêu ngạo và không có lòng kính trọng kẻ sĩ.
Theo nhận định của tờ Sina, coi thường văn nhân là quan niệm đã "thâm căn cố đế" trong đầu Quan Vũ. Chỉ có điều do Khổng Minh quả thực là người đa mưu túc trí nên mới nhận được sự tôn trọng ngoài mặt của viên hổ tướng này.
Thế nhưng ngoài việc cố duy trì hòa khí bên ngoài thì mối quan hệ của hai người không hề thân thiết, thậm chí cũng không tránh khỏi có những xung đột âm thầm.
Về phần Gia Cát Lượng, bản thân Ngọa Long tiên sinh vốn hiểu rõ tính cách của Quan Vũ, cho nên cũng không quá chủ động thân thiết vị võ tướng này.
Những biến cố lịch sử thời bấy giờ đã khiến Quan Vân Trường không may qua đời trước Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Có ý kiến cho rằng nếu ông may mắn sống lâu hơn thì thế cục trong triều đình Thục Hán sau này khó có thể do một mình Khổng Minh chấp chưởng.
Mã Siêu
Mã Siêu (176 - 222), từng là chư hầu hùng cứ ở Tây Lương một thời, sau này đã đầu quân cho Lưu Bị và trở thành một tướng quân cốt cán của tập đoàn chính trị Thục Hán.
Vừa không phải là võ tướng theo phò tá Lưu Bị ngay từ buổi đầu sự nghiệp, lại vừa là một chư hầu khét tiếng một phương năm xưa, cho nên Mã Siêu mặc dù đầu quân cho Thục Hán và lại ban cho quan cao lộc dầy, nhưng thực chất vẫn bị quân chủ đem lòng đề phòng.
Vì vậy đối với các nhân vật cốt cán của tập đoàn chính trị này, vị tướng họ Mã ấy trước sau luôn cẩn thận, dè dặt, không chủ động thân thiết với một ai để tránh bị kéo vào những cuộc tranh đấu phức tạp. Mối quan hệ của ông và Gia Cát Lượng cũng bởi vậy mà dường như chưa từng có qua lại gì.
Đặc điểm này hẳn cũng là lý do khiến Mã Siêu năm xưa đã chủ động tố cáo Bành Dạng khi viên quan này nói ra những lời có ý mưu phản. Thực chất, mục đích phía sau hành động ấy của viên tướng họ Mã chỉ nhằm để tránh Lưu Bị hoặc những thân tín khác bên cạnh ông chủ động gây khó dễ với mình.
Do đó theo Sina News, một Mã Siêu với tính cách dè dặt, cẩn trọng hẳn sẽ không "có gan" đi kết giao với đệ nhất quyền thần sau này của Thục Hán là Khổng Minh.
Triệu Vân
Triệu Vân (? - 229) là vị tướng của tập đoàn chính trị Thục Hán vào thời Tam Quốc, nổi danh với sự trung thành qua giai thoại từng liều chết để bảo vệ vợ con Lưu Bị.
Sinh thời,Triệu Tử Long được đánh giá là một người chính trực và đã từng có nhiều lần hợp tác với quân sư Gia Cát Khổng Minh.
Tuy nhiên vị tướng này lúc sinh thời lại có một đặc tính nổi bật: Đó chính là chỉ thần phục Lưu Bị và một lòng trung thành với hoàng tộc nhà Thục Hán.
Sự trung thành và nguyên tắc của Triệu Tử Long là điều mà Gia Cát Lượng vô cùng thấu hiểu. Bản thân ông cũng biết rằng dù cho mình và Triệu Vân có mối quan hệ giao hảo tốt tới đâu, thì vị tướng ấy cũng không bao giờ vì ông hay bất cứ ai mà thay đổi nguyên tắc của mình.
Đây cũng là lý do mà sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh dù nắm đại quyền nhưng cũng không quá trọng dụng Triệu Vân. Ngay cả trong giai đoạn đầu tiến hành Bắc phạt, ông thường để mình tự dẫn suất đại binh và chỉ cho Triệu Tử Long dẫn số quân ít ỏi mang nhiệm vụ nghi binh hoặc yểm trợ.
Hoàng Trung
Hoàng Trung (145 - 211) là một lão tướng cốt cán dưới tay Lưu Bị, quê ở quận Nam Dương thuộc đất Kinh Châu xưa và được xem như đồng hương của Gia Cát Lượng.
Ba trong số năm tên tuổi có mặt trong "Ngũ hổ tướng" đã không có quan hệ thân thiết với Ngọa Long tiên sinh, như vậy chỉ còn lại Hoàng Trung và Trương Phi được xem là có giao tình không tệ.
Hoàng Trung là bộ tướng cũ của Lưu Biểu. Sau khi gia nhập tập đoàn Lưu Bị, đường quan lộ của ông đã phất lên một cách nhanh chóng, từ một Trung lang tướng không mấy tên tuổi chẳng mấy chốc được thăng làm Hậu Tướng quân trong vẻn vẹn vài năm.
Bấy giờ, Hoàng Trung cũng là 1 trong 4 Đại tướng quân có chức vụ cao nhất thuộc hàng ngũ võ tướng của Lưu Bị. Phẩm cấp của ông ngang hàng với Quan – Trương và thậm chí còn cao hơn Triệu Vân một bậc.
Bên cạnh chiến thắng nổi danh ở núi Định Quân, vị lão tướng họ Hoàng còn được biết tới với một thân thế không đơn giản.
Ông vốn là người Nam Dương, mà Khổng Minh khi còn trẻ cũng đã từng có mười mấy năm sinh sống ở Long Trung thuộc mảnh đất này. Do đó có thể nói Nam Dương được Ngọa Long tiên sinh xem như cố hướng thứ hai, và lão tướng Hoàng Trung cũng có coi là đồng hương của nhân vật này.
Bởi cổ nhân Trung Hoa xưa vốn rất coi trọng mối lương duyên giữa những người đồng hương với nhau trong thời buổi loạn lạc. Do đó mối quan hệ của Hoàng Trung cùng Khổng Minh cũng tốt hơn nếu so sánh với Quan Vũ, Mã Siêu hay Triệu Vân.
Trương Phi
Trương Phi (167 - 221), cũng là một viên hổ tướng dưới tay Lưu Bị. Các tư liệu lịch sử đều cho thấy ông là người văn võ song toàn, giỏi thư pháp lại khéo vẽ tranh.
Mặc dù được biết tới với cái danh đồng hương của Gia Cát Lượng, thế nhưng người có mối quan hệ tốt nhất với Ngọa Long tiên sinh trong "Ngũ hổ tướng" không phải là Hoàng Trung mà lại là danh tướng nóng nảy Trương Phi.
Khi cùng Lưu Bị ba lần tới lều tranh mời Khổng Minh, Trương Phi từng bất mãn và cho rằng ông là kiểu văn nhân cao ngạo. Thế nhưng sau khi biết được bản lĩnh của vị quân sư ấy, Trương Dực Đức lại tỏ ra vô cùng bội phục.
Sử cũ ghi lại, vị tướng họ Trương lúc sinh thời đặc biệt thích kết giao với kẻ sĩ và những trang hào kiệt. Hơn nữa ông ngoài bản lĩnh quân sự lại còn có tài thư pháp, thư họa, do đó cũng có nhiều điểm tương đồng với văn thần Khổng Minh hơn những võ tướng khác.
Trải qua một thời gian dài kề vai sát cánh, mối quan hệ của Trương Phi và Gia Cát Lượng dần trở nên ngày một thân thiết. Vì vậy mà vị tướng họ Trương nổi tiếng lỗ mãng ấy lúc sinh thời cũng chỉ phục tùng mệnh lệnh của 2 cá nhân, một là Lưu Bị, hai là Khổng Minh. (Theo Sina).
Do đó có thể khẳng định rằng, Trương Phi chính là người thân thiết nhất với Gia Cát Lượng trong hàng ngũ các võ tướng cốt cán dưới trướng Lưu Bị.
Quan Vũ vốn là người cao ngạo, coi nhẹ văn thần, cho nên mối quan hệ của ông và Khổng Minh chẳng qua chỉ là giữ lễ bên ngoài để có được sự hòa hảo trên chốn quan trường.
Mã Siêu lúc sinh thời cẩn trọng, dè dặt, lại là nhân vật đến từ bên ngoài, do đó cũng không qua lại quá thân thiết với các thân tín của Lưu Bị, trong đó bao gồm Gia Cát Lượng.
Triệu Vân tận trung tận trách, thế nhưng lại quá nguyên tắc, quá trung thành, vì vậy đương nhiên sẽ không thực sự phục tùng Khổng Minh.
Hoàng Trung tuy mang danh đồng hương, nhưng tư giao giữa hai người cũng chẳng có gì là sâu đậm, thân thiết.
Như vậy trong "Ngũ hổ tướng", người thực sự quý mến và có giao tình với Ngọa Long tiên sinh chỉ có duy nhất Trương Phi.
Và có lẽ cũng bởi vậy mà đã từng có nhận định cho rằng, các chiến tướng của Thục Hán chỉ có vị tướng họ Trương lỗ mãng nhưng thật thà ấy mới là người thực sự quý mến và kính phục Gia Cát Khổng Minh từ tận đáy lòng.
Theo GameK
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接