Không lâu trước Lễ Tạ ơn,ácđạigiatạiSiliconValleydồndậpsathảinhânsựty so man city CEO Amazon Andy Jassy xác nhận tin đồn nhiều bộ phận sẽ tiến hành sa thải. Tuần trước, ông thông báo công ty sẽ cho thôi việc khoảng 18.000 vị trí, tăng gần gấp đôi so với con số ban đầu. Đây là vụ sa thải quy mô lớn nhất từng có của một hãng công nghệ.
Tại Amazon và các doanh nghiệp cùng ngành, nửa sau năm 2022 được đánh dấu bằng các đợt đóng băng, đuổi việc và các biện pháp cắt giảm chi phí khác. Tuy nhiên, nếu như 2022 là năm mà “thời gian tốt đẹp đi đến hồi kết”, 2023 lại sẽ là năm mà nhân viên Silicon Valley phải chuẩn bị cho tình hình tồi tệ hơn.
Cùng ngày Amazon công bố sa thải, hãng điện toán đám mây Salesforce cho biết sẽ cắt giảm khoảng 10% nhân sự - tương đương hàng nghìn người, còn dịch vụ video Vimeo cho 11% nhân viên nghỉ việc. Ngày tiếp theo, nền tảng số hóa Stitch Fix nói dự định sa thải khoảng 20% nhân viên, sau khi đã đuổi việc 15% nhân sự năm ngoái.
Cú rơi của ngành công nghệ xảy ra trong bối cảnh các hãng đón nhận hàng loạt yếu tố tiêu cực. Từ đầu dịch Covid-19, nhu cầu dịch vụ kỹ thuật số bùng nổ khiến các hãng đổ xô tuyển dụng. Song, khi cơn sốt qua đi, mọi người trở lại cuộc sống bình thường, nhu cầu giảm mạnh. Kết hợp với lãi suất tăng, dòng tiền “dễ” không còn nữa, đưa họ trở lại mặt đất.
Bước sang năm 2023, nỗi lo suy thoái và bất ổn kinh tế vẫn đè nặng lên tâm trí người tiêu dùng và nhà hoạch định chính sách. Lãi suất được dự kiến tiếp tục tăng.
Tình hình tại Silicon Valley vẫn trái ngược so với toàn bộ nền kinh tế. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ, năm 2022 ghi nhận tăng trưởng mạnh về việc làm, là năm tốt thứ hai đối với thị trường lao động kể từ năm 1939. Trong khi đó, một báo cáo từ hãng Challenger, Gray & Christmas chỉ ra sa thải trong ngành công nghệ năm ngoái tăng 649% so với năm 2021, dù tỉ lệ chung của toàn bộ nền kinh tế là 16%.
Trong thư gửi nhân viên, Jassy cho biết Amazon cần cắt giảm chi phí đáng kể là do tình hình kinh tế bất ổn và đã tuyển dụng quá nhiều trong vài năm qua. Các hãng khác cũng đồng quan điểm. Hàng loạt lời xin lỗi từ các lãnh đạo công nghệ, từ Mark Zuckerberg của Meta cho đến Marc Benioff của Salesforce, đều thừa nhận phán đoán sai nhu cầu xuất phát trong dịch bệnh.
Dù vậy, Patricia Campos-Medina – Giám đốc điều hành Viện Người lao động tại Trường Quan hệ Lao động và công nghiệp – chỉ trích đây là những “lời xin lỗi trống rỗng”. Các ông chủ bắt nhân viên phải trả giá cho tính toán sai lầm của mình.
Theo nhà phân tích Dan Ives, các đợt sa thải của Salesforce và Amazon càng củng cố xu hướng mà họ dự đoán trong năm 2023, đó là ngành công nghệ sẽ điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu giảm. Họ buộc phải cắt giảm chi phí sau khi tiêu xài hoang phí “như những ngôi sao nhạc Rock thập niên 80”.
Bất chấp ổn định trên thị trường lao động nói chung, có người lo lắng sa thải công nghệ sẽ lan rộng.
(Theo CNN)