发布时间:2025-01-12 11:41:19 来源:Fabet 作者:Thể thao
Không chút ngần ngại,ắtđákhainghiệkèo inter sự lựa chọn cho vị trí người đứng đầu CHEKA của Lenin rơi vào Felix Edmundovich Dzerjinski (1877-1926) - một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất của Chính quyền Xô-viết thời kì này.
Sinh năm 1877 trong một gia đình Ba Lan ở Belarus, Felix Edmundovich trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp từ khi còn đi học, từng 6 lần bị bắt và 11 năm ngồi trong các trại giam của Sa hoàng. Đến khi chuyển sang phụ trách CHEKA, ông chỉ có “cẩm nang” duy nhất là lòng nhiệt tình cùng với những bài học kinh nghiệm được rút ra qua việc quan sát cách thức hoạt động của bộ máy cảnh sát Sa hoàng trong những lần bị chúng bắt giữ, tra khảo và giam cầm.
Felix Dzerjinski là người đầu tiên áp dụng thành công biện pháp cài điệp viên của CHEKA vào tù nhân chính trị để khai thác thông tin và xác định chứng cứ phạm tội của những tên bị bắt giữ.
Felix Edmundovich Dzerjinski. Ảnh: Wikipedia |
Cũng chính ông đã thiết lập cơ chế bảo vệ chính trị nội bộ nhằm làm trong sạch đội ngũ Hồng quân, bộ máy Xô-viết và chống trả có hiệu quả sự thâm nhập của kẻ thù vào hàng ngũ cách mạng. Chính ông đã xây nền móng cho hệ phương pháp an ninh tình báo Xô-viết với phương châm nổi tiếng “Người tình báo phải là người có trái tim nóng bỏng của một người yêu nước, một bộ óc lạnh và thần kinh thép”,
Felix Dzerjinski nổi tiếng là người trong sạch, khắc kỷ, mô phạm, chính xác, tỉ mỉ, có năng lực tổ chức, xây dựng kế hoạch và hoạt động bí mật xuất sắc. Được mệnh danh là “Felix sắt đá” do tính không khoan nhượng với kẻ thù của cách mạng, tuy nhiên, Felix Edmundovich không thuộc túyp người say mê bạo lực hay nhận được khoái cảm trong việc hành hạ người khác. Đối với ông, tiêu diệt kẻ thù chỉ là sự cần thiết.
Trước sự chống phá điên cuồng của các phần tử phản cách mạng, nhất là sau khi người đứng đầu CHEKA ở Leningrad bị giết hại và sau khi Lenin bị mưu sát, Felix Dzerjinski yêu cầu và đã đạt được cho CHEKA quyền đặc biệt là độc lập thủ tiêu kẻ thù của chính quyền Xô-viết.
Ông nhấn mạnh: “Các cán bộ của CHEKA là những người lính của cách mạng. Đối với CHEKA, quyền xử bắn là cực kì quan trọng.. Nếu cách mạng đòi hỏi, và nếu bọn sĩ quan Sa hoàng không từ bỏ âm mưu giành lại các đặc quyền đặc lợi và tái thiết lập chế độ Sa hoàng, thì chúng sẽ bị tiêu diệt hết”.
Một trong những chiến tích đáng kể nhất của CHEKA non trẻ (sau trở thành “kinh điển” trong huấn luyện tình báo) dưới sự lãnh đạo của Felix Dzerjinski là khám phá và đập tan âm mưu phản loạn của phản động trong nước với sự trợ giúp của tình báo nước người trong vụ Savinkov.
Mùa hè năm 1918, nước Anh đầy thù hằn với chính quyền Xô-viết cử điệp viên Bruce Loccart núp dưới bình phong ngoại giao đến Moscow, bề ngoài là để “tiếp xúc không chính thức với những người Bolshevik”, song trên thực tế là tìm cách gây bạo loạn từ bên trong nước Nga để phối hợp với lực lượng can thiệp từ bên ngoài.
Thông qua điệp viên nằm vùng của mình là Sidney Raily, Loccart bắt liên lạc với B. Savinkov - một thủ lĩnh của đảng Xã hội dân chủ cánh tả. Hai người này lập kế hoạch bạo loạn nhằm sát hại các nhà lãnh đạo Bolshevik đúng vào đêm quân đồng minh đổ bộ vào Nga. Felix Dzerjinski đã trực tiếp chỉ đạo vụ án này.
Ông phái 2 cán bộ CHEKA đóng giả sĩ quan Hồng quân bất mãn thâm nhập vào hàng ngũ Savinkov xin nhận trách nhiệm ám sát Lenin và Dân ủy Quốc phòng Troski. Âm mưu bạo loạn bị phá sản. Loccart bị bắt và bị trục xuất; Savinkov bị bắt, bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình. Còn Raily tuy chạy thoát về Anh, nhưng đến năm 1925 lại bị CHEKA dụ đến Liên Xô, bị bắt và xử tử.
Felix Dzerjinski cũng là cha đẻ của tổ chức an ninh quân đội sau khi ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quân sự của các lực lượng nội vụ. Năm 1921, ông thành lập đơn vị đặc nhiệm bảo vệ Lenin (sau đó là bảo vệ Lăng Lenin) và các công sở quan trọng. Đơn vị này là tiền thân của Sư đoàn đặc nhiệm mang tên Dzerjinski sau này.
Dưới sự điều hành của Felix Dzerjinski, CHEKA ngày càng có vai trò chi phối to lớn. Tại mỗi nước cộng hoà đều có cơ quan CHEKA trực thuộc CHEKA Trung ương, chứ không phục tùng Chính phủ nước cộng hoà.
Đài tưởng niệm Felix Dzerjinski tại Moscow. Ảnh: Reuters |
Cũng dưới thời Dzerjinski đã thiết lập một “truyền thống” mang tính nguyên tắc cho cả KGB sau này: Tình báo quốc gia không phục tùng sự chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương, mà được chỉ đạo theo ngành dọc. Dần dần, cơ quan này không chỉ thực hiện chức năng bảo vệ cách mạng, chống tội phạm nguy hiểm như trong những ngày đầu mới thành lập, mà đã biến thành một tổ chức giám sát toàn diện.
Felix Edmundovich làm việc không tiếc sức. Trong mọi vấn đề, ông như cháy lên, sáng lên, lúc nào sức lực và tinh thần cũng trong trạng thái tổng động viên. Cộng với những năm dài tù đầy, công việc nặng nề chồng chất đã huỷ hoại sức khoẻ Dzerjinski. Ngày 20/7/1926, đang phát biểu tại Hội nghị Trung ương về vấn đề nông dân, ông bỗng cảm thấy khó chịu trong người. Các bác sĩ khẩn trương cứu chữa, song đã muộn. Felix Dzerjinski, người được nhân dân tôn kính gọi là Hiệp sĩ của cách mạng, ra đi khi mới tròn 49 tuổi.
Nguyên Phong
相关文章
随便看看